Equity là một thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh mà những ai làm ở vị trí tài chính, kế toán và quản lý đều cần nắm rõ. Để biết chính xác Equity là gì, cách tính chỉ số Equity và các kiến thức xung quanh khái niệm này, bạn đọc hãy cùng TopCV theo dõi bài viết sau đây!
Equity là gì?
Equity là vốn chủ sở hữu, một tài sản thuần của doanh nghiệp được sở hữu bởi các cổ đông. Equity chỉ giá trị cổ phần mà một công ty phát hành cho các nhà đầu tư của mình trong giai đoạn gọi vốn kinh doanh. Equity cũng chỉ số tiền mà công ty phải trả lại cho cổ đông trong trường hợp công ty ngừng kinh doanh, sau khi đã trả hết các khoản nợ và bán tất cả tài sản của mình.
Thông thường, bạn có thể xác định vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp bằng cách xem xét bảng cân đối kế toán. Đây là báo cáo tài chính liệt kê tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và tổng nợ của công ty trong một khoảng thời gian nhất định.
Công thức tính Equity
Công thức tính vốn chủ sở hữu trong kinh doanh là:
Trong đó:
- Tổng tài sản là nguồn lực kinh tế mà công ty tích lũy được, bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, nguyên vật liệu, tài sản, nhà máy, thiết bị, thương hiệu và bằng sáng chế. Công ty thường có cả tài sản lưu động (ngắn hạn) và tài sản cố định (dài hạn). Tài sản lưu động là các khoản mục có trong bảng cân đối kế toán mà công ty dự kiến chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm. Tài sản cố định là những thứ sử dụng được lâu dài và công ty không mong muốn chuyển đổi thành tiền mặt trong một năm.
- Tổng nợ phải trả bao gồm các khoản phải trả, nợ thuế, doanh thu hoãn lại, các khoản vay, nợ ngân hàng, nợ thế chấp, lương và phúc lợi lao động, v.vv..
Ví dụ về cách tính vốn Equity
Hai ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính vốn Equity:
Ví dụ về Equity dương
Sau khi xem xét các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước, tiền mặt và các khoản đầu tư, nhóm kế toán tại công ty A xác định tổng tài sản của công ty trị giá 5 tỷ đồng. Sau khi nhập số liệu vào bảng cân đối kế toán, nhóm kế toán biết rằng công ty có tổng nợ phải trả là 3 tỷ đồng. Dựa vào công thức tính Equity, xác định được:
Vốn chủ sở hữu = 5.000.000.000VND – 3.000.000.000VND = 2.000.000.000VND
Vì công ty A có tổng tài sản nhiều hơn tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kinh doanh của công ty là dương, nên nhóm kế toán xác định rằng giá trị của công ty đang tăng lên. Công ty A có đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ và thực hiện nghĩa vụ đối với cổ đông.
Kết luận: Công ty A có thể vượt qua nợ nần hoặc thua lỗ dễ dàng hơn và phân bổ nhiều tiền hơn cho mục đích nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm để gia tăng lợi nhuận.
Ví dụ về Equity âm
Giả sử bạn đang sở hữu một công ty thời trang. Tiền mặt, hàng tồn kho, vật liệu và các tài sản khác của bạn trị giá 2 tỷ. Các khoản nợ phải trả cộng lại lên tới 2.3 tỷ. Vậy, Equity tính được là:
Vốn chủ sở hữu = 2.000.000.000VND – 2.300.000.000VND = -300.000.000VND
Vì bạn nợ nhiều hơn số tài sản hiện có nên cần tìm phương án cắt giảm chi tiêu, gia tăng lợi nhuận để tránh tình trạng nợ dài hạn, lỗ dài hạn, mất cân đối tài chính kéo dài dẫn đến ngừng kinh doanh.
Các hình thức Equity trong kinh doanh
Trong bảng cân đối tài chính, Equity được thể hiện ở nhất nhiều dạng, trong đó có:
Vốn góp
Vốn góp hay còn gọi là vốn đầu tư của chủ sở hữu, là số vốn thực tế của các cổ đông. Tài sản vốn góp có thể là tiền, ngoại tệ, quyền sở hữu đất, giá trị quyền sở hữu, vàng, v.vv.. Đối với công ty cổ phần, vốn góp được định giá dựa trên mệnh giá cổ phiếu đã phát hành, bao gồm:
- Vốn cổ phần: Là số vốn thực tế cổ đông đã góp theo điều lệ công ty.
- Thặng dư vốn cổ phần: Số tiền doanh nghiệp thu được từ chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá của cổ phiếu.
Lợi nhuận từ kinh doanh sau thuế
Lợi nhuận kinh doanh sau thuế là phần lợi nhuận cuối cùng sau khi trừ tất cả các chi phí hoạt động và đóng thuế cho Nhà nước. Hiểu ngắn gọn, đó là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Nếu lợi nhuận dương thì một phần sẽ được tái đầu tư để tăng vốn chủ sở hữu, hoặc chuyển vào các quỹ như quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Nếu lợi nhuận âm thì phần âm được trừ vào vốn chủ sở hữu.
Vốn từ các nguồn khác
Tùy theo loại hình doanh nghiệp và những đặc điểm cụ thể, doanh nghiệp sẽ có cách tạo và huy động vốn riêng. Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ việc phát triển vốn ban đầu, phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc vay ngân hàng.
Chênh lệch đánh giá tài sản
Theo thời gian, các tài sản cố định, bất động sản và hàng tồn kho đưa vào bảng cân đối kế toán (theo định giá hiện hành) có khác so với định giá ban đầu. Khoản chênh lệch này được gọi là chênh lệch trong đánh giá lại tài sản.
Các nguồn vốn Equity
Tùy thuộc loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có thể đến từ các nguồn khác nhau. Với một số mô hình doanh nghiệp, nguồn của vốn Equity được quy định như sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước: Vốn do nhà nước cấp hoặc đầu tư, chủ sở hữu vốn là Nhà nước.
- Công ty cổ phần: Vốn do cổ đông góp, chủ sở hữu vốn là cổ đông.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Vốn do các thành viên trong công ty góp, chủ sở hữu vốn là thành viên công ty.
- Công ty hợp danh: Vốn do thành viên thành lập công ty góp, chủ sở hữu là các thành viên đó.
- Doanh nghiệp tư nhân: Vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra.
Vai trò của Equity đối với doanh nghiệp
Equity đóng vai trò quan trọng trong theo dõi và hoạch định tài chính:
- Xác định sự ổn định tài chính: Dựa vào Equity, doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng trả nợ của họ. Khi tính tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), doanh nghiệp sẽ biết họ đã vay bao nhiêu nợ so với giá trị tài sản. Nếu vốn chủ sở hữu dương thì tài sản của doanh nghiệp lớn hơn tổng nợ phải trả. Nếu vốn chủ sở hữu âm và âm trong thời gian dài thì công ty đang mất khả năng thanh toán, chưa thực hiện được nghĩa vụ tài chính của mình.
- Giúp tối đa hóa lợi nhuận: Equity có thể đại diện cho giá trị sổ sách của công ty, thể hiện sự chênh lệch ròng giữa tài sản và nợ phải trả. Biết giá trị sổ sách giúp giám đốc điều hành và cổ đông hiểu rõ hơn về cách phân bổ nguồn vốn để tối đa hóa lợi nhuận.
Các câu hỏi liên quan đến Equity
Ngoài các kiến thức cơ bản như Equity là gì, có ý nghĩa gì trong kinh doanh, công thức tính như thế nào, có thể bạn còn nhiều thắc mắc khác liên quan đến vốn chủ sở hữu. Sau đây là giải đáp một số câu hỏi xung quanh Equity:
Một số thuật ngữ khác cùng có nghĩa là vốn chủ sở hữu?
Vốn chủ sở hữu Equity còn được gọi là:
- Shareholder’s equity: Vốn chủ sở hữu của cổ đông
- Book value: Giá trị sổ sách
- Net asset value: Giá trị tài sản ròng
Tất cả các hạng mục này đều đề cập đến giá trị của một khoản đầu tư sẽ còn lại sau khi thanh toán tất cả các khoản nợ liên quan.
>>> Xem thêm: Shareholder là gì? Tìm hiểu 3 loại shareholder trong doanh nghiệp
Tài trợ vốn chủ sở hữu (Equity Financing) là gì?
Tài trợ vốn chủ sở hữu có nghĩa là không có thêm gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp và không có khoản vay nào để trả lại. Với tài trợ vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp sẽ bán một phần quyền sở hữu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư để nhận lại tài trợ.
Sự khác biệt giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity) và Equity là gì?
Vốn chủ sở hữu thường thể hiện quyền sở hữu đối với một tài sản hoặc một công ty, chẳng hạn như các cổ đông sở hữu vốn cổ phần trong một công ty. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một tỷ lệ dùng để đo lường hiệu quả tài chính của một công ty dựa trên vốn chủ sở hữu của các cổ đông. Công thức tính Return on Equity (ROE) là:
ROE xác định mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận. ROE được coi là một thước đo tài chính, đo lường khoảng lợi nhuận được tạo ra từ vốn cổ đông của công ty.
Nếu bạn làm việc ở vị trí tài chính, kế toán hoặc quản lý doanh nghiệp, việc tìm hiểu rõ về vốn chủ sở hữu và cách mà vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến doanh nghiệp có thể giúp bạn đánh giá tốt hơn tình hình tài chính tại công ty của mình và các đối thủ. Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ Equity là gì, vai trò của Equity trong lĩnh vực tài chính và công thức tính Equity. Để xây dựng một kế hoạch phát triển sự nghiệp phù hợp với bản thân, bạn đừng quên vẫn luôn có TopCV bên cạnh, “Tiếp lợi thế, nối thành công” cho bạn.
TopCV cung cấp hàng loạt mẫu CV chuyên nghiệp nhất cùng danh sách các việc làm mới nhất thuộc mọi ngành nghề, mọi cấp bậc trên toàn quốc, chắc hẳn sẽ giúp bạn có được những bước tiến sự nghiệp vững chắc!
Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.
Leave a Reply