Salicylic Acid: Thuốc tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn

Người lớn

Nên dùng nồng độ thấp, 1 lần/ngày, sau đó tăng dần nồng độ thuốc và số lần bôi trong ngày, tùy theo đáp ứng của người bệnh.

Cụ thể: bôi acid salicylic tại chỗ trên da, 1 lần/ngày, có thể tăng tới 3 lần/ngày. Khởi đầu nên dùng dạng 2%, sau đó tăng lên 6% nếu thấy cần thiết, có thể kết hợp với các thuốc khác (đặc biệt là hắc ín than đá).

Acid salicylic nồng độ cao tới 60% được dùng như một chất ăn mòn da để điều trị hột cơm hoặc chai ở gan bàn chân.

  • Dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi: bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ.
  • Dạng thuốc gel: trước khi bôi dạng gel, làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút để tăng tác dụng của thuốc.
  • Dạng thuốc dán: rửa sạch và lau khô vùng da. Ngâm các mụn cơm trong nước ấm 5 phút, lau khô. Cắt miếng thuốc dán vừa với mụn cơm, vết chai hoặc sẹo.

Các vết chai hoặc sẹo: cần thay miếng thuốc dán cách 48 giờ một lần và điều trị trong 14 ngày cho đến khi hết các vết chai hoặc sẹo. Có thể ngâm các vết chai hoặc sẹo trong nước ấm ít nhất 5 phút để giúp các vết chai dễ tróc ra.

Các hạt mụn cơm: tùy thuộc vào chế phẩm, dán thuốc 2 ngày một lần hoặc dán khi đi ngủ, để ít nhất 8 giờ, bỏ thuốc dán ra vào buổi sáng và dán thuốc mới sau 24 giờ. Trong cả hai trường hợp, cần tiếp tục dùng thuốc có thể tới 12 tuần, cho đến khi tẩy được hạt mụn cơm.

Dạng nước gội hoặc xà phòng tắm: làm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm, xoa đủ lượng nước gội hoặc xà phòng tắm để làm sủi bọt và cọ kỹ trong 2 – 3 phút, xối rửa, xoa và bôi lại, sau đó xả với nước sạch.Trẻ em

Với acid salicylic 1% dùng bôi tại chỗ. Sử dụng ở trẻ từ 12 tuổi trở lên: rửa sạch và lau khô vùng da cần điều trị, bôi 2 – 3 lần/ngày. Nếu bị khô da có thể giảm còn 1 lần/ngày.

Đối tượng khác

Người cao tuổi: liều và cách dùng như với người lớn.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *