Cho tôi hỏi nhóm tính cách ISFP là gì? Nhóm tính cách ISFP phù hợp làm nghề gì? Câu hỏi từ chị P.T.T.V (Long An).
Nhóm tính cách ISFP là gì?
Nhóm tính cách ISFP là một trong 16 nhóm tính cách thuộc trắc nghiệm MBTI. MBTI là trắc nghiệm tính cách được phát triển từ công trình nghiên cứu của bác sĩ tâm thần học Carl G. Jung. Trong các nhóm tính cách được phân loại bởi Isabel Briggs Myers, David Keirsey và Katharine Cook Briggs, ISFP là phân loại mang nét hướng nội và năng lực sáng tạo rất nổi bật.
Các chữ cái của nhóm tính cách ISFP có nghĩa là: Introverted (hướng nội), Sensing (giác quan), Feeling (cảm xúc), và Perceiving (linh hoạt).
Có thể hiểu tính cách ISFP là những người quý trọng hiện tại, thường tập trung vào các tiểu tiết hơn là bức tranh toàn cảnh. Họ đưa ra quyết định một cách cảm xúc và dựa vào giá trị cá nhân hơn là dựa vào các yếu tố khách quan hoặc quy luật logic. Họ cũng không thích bị giới hạn trong các kế hoạch nhất định mà thiên về tuỳ cơ ứng biến hơn.
Nhóm tính cách ISFP có đặc điểm dễ thích nghi, khiêm tốn và có trách nhiệm. Họ là những người luôn chú ý đến các chi tiết nhỏ trong cuộc sống và làm việc vô cùng có trách nhiệm. Họ được gọi là The Nurturer (Người nuôi dưỡng) hoặc The Composer (Người soạn nhạc) vì họ rất hứng thú trong việc sáng tạo và thể hiện bản thân qua âm nhạc, màu sắc, hình ảnh và các tác phẩm nghệ thuật khác.
Nhóm tính cách ISFP là gì? Nhóm tính cách ISFP phù hợp làm nghề gì? (Hình từ Internet)
Nhóm tính cách ISFP phù hợp làm nghề gì?
Nhóm tính cách ISFP thường phù hợp với các công việc liên quan đến nghệ thuật, thiết kế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và môi trường. Những công việc này cho phép ISFP sử dụng khả năng sáng tạo, cảm thông và chịu đựng của mình để tạo ra hoặc chăm sóc cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc con người. Một số ví dụ về các công việc phù hợp với ISFP là:
– Nghệ sĩ: Những người này có khả năng thể hiện bản thân qua các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và sâu sắc. Họ có thể là họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên,…
– Nhà thiết kế: Những người này có khả năng sáng tạo và chú ý đến chi tiết trong việc thiết kế và trang trí các không gian sống hoặc làm việc. Họ có thể là nhà thiết kế nội thất, nhà thiết kế thời trang,…
– Chuyên viên chăm sóc sức khỏe: Những người này có khả năng cảm thông và chịu đựng trong việc chăm sóc cho sức khỏe của người khác. Họ có thể là y tá, điều dưỡng, bác sĩ,…
– Giáo viên mầm non: Những người này có khả năng kiên nhẫn, tỉ mỉ và có trách nhiệm trong việc giáo dục và nuôi dạy thế hệ tương lai. Họ có thể là giáo viên mầm non, tiểu học,…
Người lao động làm việc ở đâu để nhận được mức lương cao?
Căn cứ Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
…
Như vậy, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 |
4.680.000 |
22.500 |
Vùng 2 |
4.160.000 |
20.000 |
Vùng 3 |
3.640.000 |
17.500 |
Vùng 4 |
3.250.000 |
15.600 |
Như vậy, người lao động làm việc tại vùng 1 sẽ được nhận mức lương tối thiểu cao nhất so với các vùng còn lại.
Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến Danh mục địa bàn vùng 1 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP bao gồm:
– Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
– Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
– Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;
– Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
– Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
– Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; các thị xã Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;
– Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Leave a Reply