TMT – QLNT – trường tiểu học phúc thành

BIỆN PHÁP  GIÚP HỌC SINH LỚP 3 NHẬN BIẾT CÂU CẦU KHIẾN VÀ CÂU CẢM

I. Câu cầu khiến

1. Khái niệm câu cầu khiến

          – Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,…hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..

          – Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

2. Đặc điểm câu cầu khiến

          – Những câu cầu khiến sẽ có những từ mang tính chất điều khiển, ra lệnh, yêu cầu như là

          + Thôi, đừng lo lắng. (từ  “thôi, đừng” – Để khuyên bảo).

          + Cứ về đi. (từ “đi” – Để yêu cầu).

          + Đi thôi con. (từ  “đi, thôi” – Để yêu cầu).

          – Hai câu giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, ngữ điệu đọc cũng khác nhau.

* Câu cầu khiến có từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị…

– Khi viết có dấu chấm than cuối câu hoặc dấu (.)

3. Cách đặt câu cầu khiến

Để đặt câu cầu khiến rất đơn giản:

          – Hãy thêm các từ như: hãy, đừng, chớ, nên…vào trước động từ trong câu.

          – Hãy thêm từ như: đi, thôi, nào,…đặt vị trí cuối câu.

          – Hãy thêm một số từ đề nghị như: xin, mong,…vào ngay vị trí đầu câu.

4. Nhận biết câu cầu khiến

Tôi sẽ giúp học sinh nhận biết câu nào là câu cầu khiến bằng một số cách đơn giản:

          – Qua hình thức câu: thường có dấu chấm than cuối câu.

          – Qua giọng điệu khi đọc/nói: giọng nói gấp gáp hoặc cũng có thể giọng nói như có ý muốn đề nghị/yêu cầu/ra lệnh làm việc nào đó.

Ví dụ: Mở cửa!

Đừng hút thuốc trong phòng học.

Hãy vứt rác đúng nơi quy định.

5. Tác dụng câu cầu khiến

          Ngoài ra, câu cầu khiến có thể tùy ngữ điệu, vai vế, mục đích cuộc hội thoại mà có những tác dung khác nhau. Tác dụng câu cầu khiến có thể:

          – Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh: Có thể dùng câu cầu khiến để ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn mình, có chức vụ, địa vị thấp hơn. Lưu ý nên sử dụng đúng người, đúng việc và đúng hoàn cảnh để tránh trường hợp hiểu lầm trong giao tiếp.

          – Câu cầu khiến có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị: Bạn có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè, đồng nghiệp.

          – Câu cầu khiến tác dụng như một lời khuyên: Nếu đó là những mối quan hệ thân thiết như anh em trong gia đình, bạn thân, chúng ta có thể dùng câu cầu khiến để

khuyên bảo người khác.

II. Câu cảm
1. Khái niệm về câu cảm

          Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,..) của người nói.

          Câu cảm thán là một trong bốn kiểu câu: Cầu cầu khiến, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán. Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của con người như vui vẻ, buồn bã, phấn khích, ngạc nhiên hoặc sợ hãi…. Khi nói hoặc bắt gặp một sự việc hoặc một hiện tượng nào đó đang nhắc đến. 

2. Dấu hiệu nhận biết câu cảm

– Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chào, chà, trời; quá lắm, thật,…

– Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)

Ví dụ:

– Trời ơi! Anh ta đã đi rồi.

– Ôi chao! Cậu làm tớ bất ngờ quá!

3. Đặc điểm hình thức của câu cảm

– Về mặt hình thức từ cảm thán gồm có đặc điểm sau:

          + Từ ngữ cảm thán: ôi, trời ơi, hỡi ơi, than ôi.

          + Dấu câu: dấu kết thúc câu thường là dấu chấm than.

=> Từ đặc điểm hình thức của câu cảm thán mà người đọc có thể nhận biết câu nào là câu cảm thán và ngược lại.

4. Chức năng của câu cảm

          – Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày.

          – Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất trang trọng, cần sự chính xác và khách quan.

          – Câu cảm thán thể hiện cảm xúc chủ quan của một cá nhân nào đó. Cũng có thể sử dụng câu cảm thán trong văn biểu cảm, miêu tả hoặc thơ.

          – Trong văn chương, nó giúp người đọc hiêu hơn những lời nói, tâm trạng của tác giả. Thường các câu văn cảm thán đều được tác giả cho vào để làm tăng cảm xúc cao trào cho người đọc.

          Từ những nhận biết trên sẽ giúp cho học sinh dễ nhận biết và phân biệt được câu khiến và câu cảm, đặt được câu khiến và câu cảm dễ hơn.

Người thực hiện

Bùi Thị Doan


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *