Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã …

Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em đóng vai trò quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội.. Chính vì vậy, ngoài quy định các biện pháp theo các cấp độ bảo vệ trẻ em,  pháp luật còn quy định cụ thể trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em.

Trẻ em là đối đượng dễ bị dụ dỗ, xâm hại bởi xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn kém. Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Theo Điều 72 Luật trẻ em 2016 quy định người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có trách nhiệm sau đây:

Thứ nhất: Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp pháp lý, xã hội, y tế, giáo dục và các nguồn trợ giúp khác.

Trợ giúp pháp lý cho trẻ em là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho một số đối tượng không có khả năng tài chính để tiếp cận các dịch vụ pháp lý có thu phí, giúp  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm tư vấn, cung cấp thông tin và hướng dẫn trẻ em và cha mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận những điều kiện giúp trẻ em được bảo vệ tốt hơn trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em.

Thứ hai: Tìm hiểu, cung cấp thông tin về hoàn cảnh cá nhân và gia đình của trẻ em cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để áp dụng các biện pháp xử lý, giáo dục và ra quyết định khác phù hợp.

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người được pháp luật trao quyền tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo quy định của pháp luật.

Người xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Tham gia vào quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính có liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; tham gia cuộc họp của Hội đồng tư vấn áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quá trình xem xét tại Tòa án để áp dụng biện pháp đưa trẻ em vào trường giáo dưỡng.

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng để giáo dục, quản lý tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly khỏi cộng đồng.

Trường giáo dưỡng là nơi tập trung những trẻ em phạm tội tuổi thành niên chưa cấu thành tội phạm được đưa vào nhằm mục đích giáo dục văn hóa, lao động, sinh hoạt.

Thứ tư: Theo dõi, hỗ trợ việc thi hành các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính, tái hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em vi phạm pháp luật; kiến nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phù hợp đối với trẻ em vi phạm pháp luật theo quy định,

Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở, biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và biện pháp quản lý tại gia đình.

Thứ năm:  Tham gia xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em và theo dõi việc thực hiện; kết nối dịch vụ và hỗ trợ việc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em.

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiếp trẻ em và theo dõi việc thực hiện đó xuyên suốt quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật trẻ em.

Luật Hoàng Anh


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *