Ngày 3 tháng 10 là ngày gì? Ngày 3 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nhà nước có những chính sách gì đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
Ngày 3 tháng 10 là ngày gì? Ngày 3 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1821/QĐ-TTg năm 2019 như sau:
Điều 1. Lấy ngày 03 tháng 10 hằng năm là “Ngày truyền thống ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam”.
Căn cứ Điều 1 Quyết định 850/QĐ-TTg năm 2010 như sau:
Điều 1. Lấy ngày 03 tháng 10 hàng năm là “Ngày Truyền thống ngành Quản lý Đất đai Việt Nam”.
Như vậy, ngày 3 tháng 10 hằng năm là ngày:
[1] Ngày truyền thống ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam
Ngày truyền thống ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam là ngày 3 tháng 10. Đây là ngày kỷ niệm sự ra đời và phát triển của ngành Khí tượng Thủy văn tại Việt Nam, ghi nhận những đóng góp quan trọng của ngành trong việc dự báo thời tiết, phòng chống thiên tai, và bảo vệ môi trường.
Ngành Khí tượng Thủy văn đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thông tin về thời tiết và khí hậu, góp phần bảo đảm an toàn cho người dân và phát triển kinh tế bền vững.
[2] Ngày Truyền thống ngành Quản lý Đất đai Việt Nam
Ngày Truyền thống ngành Quản lý Đất đai Việt Nam là ngày 3 tháng 10 hàng năm. Ngày này được tổ chức để tôn vinh và ghi nhận những đóng góp của ngành Quản lý Đất đai đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt trong việc quản lý, phân bổ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai.
Ngành Quản lý Đất đai đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả và bền vững, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
Theo lịch Vạn niên, ngày 3 tháng 10 năm 2024 nhằm ngày 01/9/2024 âm lịch
Ngày 3 tháng 10 là ngày gì? Ngày 3 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách gì đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
Căn cứ Điều 5 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định những chính sách của Nhà nước đối với hoạt động khí tượng thủy văn bao gồm:
– Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho việc xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu phục vụ chung cho phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai.
– Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khí tượng thủy văn; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
– Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phù hợp với quy định của pháp luật về viễn thông và sử dụng các mạng viễn thông quốc gia cho hoạt động thu nhận, truyền phát thông tin, dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai.
– Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu; khai thác hiệu quả thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong sản xuất, đời sống và phòng, chống thiên tai cho cộng đồng
– Bảo đảm bình đẳng giới; chú ý đến đồng bào ở miền núi, ngư dân ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng đặc thù khác để có hình thức, phương tiện, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
– Bảo đảm nhu cầu về đất đai để các công trình khí tượng thủy văn hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành.
– Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác khí tượng thủy văn; có cơ chế thu hút, đãi ngộ người làm công tác khí tượng thủy văn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
– Phát triển khoa học và công nghệ về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; ưu tiên nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động khí tượng thủy văn.
– Tăng cường hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện nghĩa vụ thành viên tại các tổ chức quốc tế về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.
18 nội dung quản lý nhà nước về đất đai?
Căn cứ Điều 20 Luật Đất đai 2024 quy định 18 nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
[1] Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
[2] Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
[3] Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
[4] Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
[5] Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
[6] Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
[7] Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
[8] Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
[9] Quản lý tài chính về đất đai.
[10] Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.
[11] Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
[12] Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
[13] Thống kê, kiểm kê đất đai.
[14] Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
[15] Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
[16] Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
[17] Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
[18] Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Leave a Reply