CDC là gì? Vai trò của CDC trong đời sống xã hội?


Anh chị cho tôi hỏi: Trung tâm CDC là gì và có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội hiện nay? Cơ cấu tổ chức của VNCDC là gì?
Mong được giải đáp thắc mắc!

CDC là gì? Vai trò của CDC là gì trong đời sống xã hội?

Hiện nay vấn đề về y tế đặc biệt là CDC đang đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết rõ CDC là gì. Và để hiểu được CDC là gì, có thể tham khảo những thông tin sau:

CDC (tiếng Anh là Centers for Disease Control and Prevention) được hiểu là Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.

Hiện tại trên toàn thế giới, mỗi quốc gia đều có 1 trung tâm CDC riêng và trực thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế của quốc gia đó.

Ở Việt Nam, CDC còn được gọi là Cục Y tế dự phòng Việt Nam. Tổ chức này có tên quốc tế là Vietnam General Department of Preventive Medicine – VNCDC. Chức năng chính của VNCDC là tham mưu, hỗ trợ Bộ Y tế quản lý và tổ chức ở lĩnh vực y tế dự phòng trên phạm vi toàn quốc.

Cục Y tế dự phòng là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước, bao gồm:

– Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm;

– Kiểm dịch y tế biên giới; sử dụng vắc xin, tiêm chủng;

– Xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;

– Dinh dưỡng cộng đồng;

– Chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng;

– Phát triển, nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng;

– Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.

CDC là gì? Vai trò của CDC trong đời sống xã hội?

CDC là gì? Vai trò của CDC trong đời sống xã hội? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của VNCDC là gì?

Theo Điều 3 Quyết định 2268/QĐ-BYT năm 2018 quy định về tổ chức và cơ chế hoạt động của Cục Y tế dự phòng như sau:

Tổ chức và cơ chế hoạt động

1. Lãnh đạo Cục: gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.

Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.

Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.

2. Cơ cấu tổ chức

a) Văn phòng Cục;

b) Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm;

c) Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm;

d) Phòng Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học;

đ) Phòng Y tế công cộng và Dinh dưỡng.

Theo đó, cơ cấu tổ chức của VNCDC gồm:

– Văn phòng Cục;

– Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm;

– Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm;

– Phòng Quản lý tiêm chủng và An toàn sinh học;

– Phòng Y tế công cộng và Dinh dưỡng.

Ngoài ra, lãnh đạo của VNCDC gồm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của VNCDC trong việc tăng cường công tác y tế nhằm bảo đảm đón tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là gì?

Theo Mục 5 Chỉ thị 01/CT-BYT năm 2024 về nhiệm vụ của Cục Y tế dự phòng như sau:

[1] Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước, quốc tế; kịp thời báo cáo Bộ Y tế và cấp có thẩm quyền diễn biến dịch bệnh, tham mưu các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

[2] Chỉ đạo các đơn vị, địa phương:

– Tăng cường triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt đối với dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi;

– Theo dõi, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng;

– Tăng cường các biện pháp truyền thông trong phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng cho trẻ em đúng độ tuổi;

– Củng cố, tổ chức tập huấn, diễn tập, sẵn sàng triển khai các đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch;

– Xây dựng kế hoạch, dự trữ đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị, phương tiện đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong phòng, chống dịch.

[3] Chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản phòng chống dịch trong dịp Tết; nâng cao năng lực đội phản ứng nhanh để kịp thời đáp ứng, không để bị động, bất ngờ trước các tình huống dịch bệnh.

[4] Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát các đơn vị y tế dự phòng trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng theo quy định.

Trân trọng!


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *