Mewing là một phương pháp giúp cải thiện khuôn mặt khi đặt lưỡi đúng vị trí trên vòm miệng giúp làm thon gọn mặt, hỗ trợ nâng cao sống mũi và giúp xương hàm đẹp hơn. Đây được xem là một phương pháp thẩm mỹ nhưng không cần đến sự can thiệp của dao kéo. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu ngay phương pháp tập Mewing tại nhà để cải thiện khuôn mặt!
>> Xem thêm:
- 7 Cách giảm mỡ bụng dễ thực hiện, an toàn và khoa học
- Niềng răng thẩm mỹ: Chi phí, lợi ích và các loại niềng hiện nay
- Detox giảm cân là gì? Các loại nước detox tốt cho sức khỏe và vóc dáng
Phương pháp mewing hay còn gọi “PROPER TONGUE POSTURE” là một phương pháp giúp cải thiện cấu trúc khuôn mặt thông qua kỹ thuật đặt lưỡi đúng vị trí trên vòm miệng. Bằng cách thường xuyên tập luyện dựa vào tư thế đặt lưỡi và cách thở, Mewing có thể cân chỉnh lại đường nét khuôn mặt mà không cần đến phẫu thuật hay niềng răng. Nếu tập đúng cách nó sẽ giúp mũi được đẩy lên cao hơn, mắt sâu hơn, khuôn mặt sẽ thanh tú. Để thấy được hiệu quả của phương pháp này có thể mất nhiều thời gian và đòi hỏi người thực hiện phải kiên nhẫn. Ngoài ra, kỹ thuật này còn được các bác sĩ chỉnh nha khuyên dùng để làm giảm đau do các vấn đề liên quan đến hàm.
>> Xem thêm: Có nên bọc răng sứ hay không? Khi nào nên bọc răng sứ
Cơ chế hoạt động của phương pháp mewing
Phần xương hàm của con người không phải là một khối nguyên mà được tạo thành bởi nhiều nhóm xương, sụn tách rời nhau. Thông qua các hoạt động hằng ngày như ăn uống, hít thở,… tác động lên dần dần theo thời gian sẽ làm thay đổi khuôn mặt, và cơ chế hoạt động của phương pháp mewing chính là dựa vào kỹ thuật này. Trọng tâm của kỹ thuật mewing chính là định vị lại lưỡi vào đúng vị trí của nó, nghĩa là bạn sử dụng lực đẩy của lưỡi nhằm đưa phần xương hàm trên ra trước và lên cao, giúp sống mũi cao hơn và phần xương mặt gọn hơn.
Nhiều người cho rằng nếu thực đúng cách sẽ giúp khuôn mặt thon gọn và có đường nét sắc sảo hơn, giúp giảm đau hàm, giảm bệnh ngủ ngáy,… Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu đăng tải trên Pubmed Central cho thấy việc đặt lưỡi đúng vị trí sẽ giúp giảm tình trạng khớp cắn hở hay rối loạn khớp cắn ở trẻ nhỏ. Ngoài việc đặt lưỡi đúng thì mewing còn kết hợp cả việc thở đúng do đó tác dụng của phương pháp này còn giúp cải thiện chức năng của phổi, giảm rối loạn nhịp thở lúc ngủ.
>> Xem thêm: Sâu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hướng dẫn tập mewing đúng cách cho người mới bắt đầu
Từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành bạn đã quen với việc thả lỏng lưỡi tự nhiên nên khi mới bắt đầu tập mewing sẽ khó khăn. Tuy nhiên theo thời gian, nếu kiên trì tập luyện, bạn sẽ thực hiện dễ dàng hơn. Các bước tập mewing cơ bản cho người mới bắt đầu như sau:
- Bước 1: Khép môi lại, giữ cổ thẳng, cơ thể thả lỏng.
- Bước 2: Điều chỉnh hàm răng dưới lùi về sau hàm răng trên sao cho tạo khoảng cách nhỏ giữa 2 hàm. Tuyệt đối không để hai hàm răng chạm vào nhau.
- Bước 3: Đặt đầu lưỡi chạm nhẹ vào phần nướu của hàm trên, lưu ý không để lưỡi chạm vào răng cửa mà cần cách một khoảng 1 cm. Sau khi đã xác định được vị trí đúng của lưỡi, bạn hãy đẩy toàn bộ phần lưỡi áp (bao gồm thân và gốc lưỡi) lên phần vòm trên của miệng.
- Bước 4: Giữ vị trí của lưỡi như thế và kết hợp thở bằng mũi.
Hãy tăng dần thời gian tập lên khi đã quen việc đặt lưỡi như thế, duy trì tư thế này của lưỡi càng lâu càng tốt. Hãy tập mỗi ngày và thường xuyên để thấy được kết quả sớm.
Các kiểu tập mewing phổ biến
Phương pháp này hiện nay có 2 cách tập phổ biến là soft và hard. Kiểu tập nào tốt hơn và mang lại hiệu quả cao hơn? Tìm hiểu ngay 2 phương pháp tập mewing phổ biến:
Soft mewing
Đây là kiểu tập đơn giản, dễ thực hiện được áp dụng cho những người mới bắt đầu tập làm quen với phương pháp mewing. Tất cả việc cần làm là ép toàn bộ lưỡi vào vòm trên miệng với lực nhẹ nhàng là được. Mặc dù đơn giản nhưng bạn cũng cần đặt đúng vị trí lưỡi và thường xuyên tập đều đặn nhé.
Hard mewing
Sau một thời gian luyện tập thì bạn có thể chuyển sang hard mewing vì đây là bài tập nâng cao hơn. Ngược lại với soft, hard mewing đòi hỏi bạn tạo một lực ép mạnh lên lưỡi và vòm miệng.
Hiệu quả của hard mewing mang lại sẽ rõ rệt và nhanh chóng hơn tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn những biến chứng khác. Do đó khuyến cáo bạn không nên tập hard mewing nếu chưa tìm hiểu kỹ về nó.
>> Xem thêm: Đồi mồi trên da: Nguyên nhân & Cách điều trị
Mewing có tác dụng gì? Mewing thay đổi khuôn mặt ra sao?
Theo giáo sư Mike Mew (người nghiên cứu mewing) thì các bài tập mewing sẽ có tác dụng tích cực như:
Cải thiện đường nét khuôn mặt
Đây là tác dụng thu hút nhiều người tập mewing. Nếu tập đúng cách cấu trúc khuôn mặt sẽ cân chỉnh thẩm mỹ hơn như:
- Mewing cằm lẹm vì nó giúp phát triển khuôn mặt.
- Mewing mặt lệch giúp khuôn mặt cân đối.
- Đường viền hàm cũng sắc nét hơn.
- Giúp nâng cơ mặt, loại bỏ các Nếp nhăn và giảm sự hình thành của các rãnh sâu.
- Mewing giúp mặt phẳng hơn, cằm nhô về phía trước khiến cho khuôn mặt hài hòa.
- Mewing giúp hàm trên phát triển lên trên và hàm dưới có xu hướng xoay theo giúp cho góc nghiêng phẳng hơn và đẹp hơn.
- Làm trán bớt dốc hơn, …
Giúp thở đúng chuẩn
Mewing còn tập cho bạn thở đúng cách bằng mũi thay vì bằng miệng. Thở bằng miệng còn là nguyên nhân gây hàm hô, khô miệng… Việc hít thở bằng mũi sẽ tránh được tình trạng trên và còn giúp lọc sạch không khí tốt cho phổi.
Nhẹ nhàng, dễ thực hiện
Đối với phương pháp tiêm botox thì phương pháp mewing giúp nâng cơ mặt nhẹ nhàng hơn nhiều. Mewing không làm giảm mỡ vùng mặt mà sẽ làm săn chắc các cơ của vùng mặt và giúp đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa.
>> Xem thêm: Khó thở nên làm gì? Một số phương pháp hỗ trợ tình trạng khó thở
Những lỗi sai thường gặp khi mewing
Mewing sai cách sẽ không đem lại hiệu quả do đó bạn cần chú ý những vấn đề sau:
Đặt sai tư thế lưỡi
Trong toàn bộ kỹ thuật tập mewing điều trọng tâm nhất là bạn phải đặt lưỡi chuẩn vị trí, đây cũng lỗi phổ biến nhiều người mắc phải, nếu chỉ để đầu lưỡi chạm vào vòm miệng thì sẽ không có hiệu quả. Tư thế đúng là đặt toàn bộ lưỡi lên vòm miệng vì khi đó mới tạo ra được áp lực tác động giúp điều chỉnh lại cấu trúc xương hàm. Vị trí lưỡi cũng không được đặt quá cao, quá thấp hay chạm vào răng.
Thiếu sự kiên nhẫn
Mewing là bài tập cân chỉnh lại cấu trúc xương mặt do đó sẽ cần rất nhiều thời gian để thấy hiệu quả. Một số người nôn nóng, dễ bị nản lòng do không thấy được sự thay đổi như mong đợi. Việc không kiên trì tập luyện cũng sẽ không mang lại kết quả. Do đó bạn hãy cố gắng chăm chỉ tập luyện mỗi ngày và hình thành thói quen.
Thở bằng miệng
Việc thở bằng miệng gây ra những hậu quả như: Mặt nhô về phía trước và chảy xệ, hàm và má bị hẹp lại, mũi to hơn, răng mọc không đều, khó ngủ,… Trong khi thở bằng mũi tốt cho sức khỏe và giúp hỗ trợ duy trì tư thế lưỡi đúng và giúp cho mewing đạt được kết quả.
Dùng nhiều lực 2 hàm răng
Khi hầu hết người mới tập thường gặp khó khăn để làm quen các kỹ thuật. Họ thường có xu hướng nghiến răng nhưng đây là hành động vô tình gây ra áp lực từ lưỡi tác động nhiều vào hàm trên. Điều này có thể gây ra các biến chứng khi tập như răng xô đẩy, gây đau sưng và tổn thương cấu trúc của răng và miệng. Hãy nhẹ nhàng thả lỏng hàm, khép nhẹ môi để đảm bảo bạn không dùng toàn bộ lực để đẩy đầu lưỡi vào nướu răng hàm trên.
Những trường hợp nên tập mewing
Các bài tập mewing đặc biệt phù hợp cho những trường hợp sau đây:
Hô hàm
Người có thói quen đẩy lưỡi hay thở bằng miệng thường sẽ bị hô hàm, vì khi thở miệng lưỡi sẽ hạ xuống để mở rộng đường thở khoang miệng. Khi đặt sai tư thế lưỡi như vậy trong thời dài sẽ khiến hàm trên bị nhỏ kích thước và các răng đưa ra nhiều phía trước. Trong khi tập mewing sẽ giúp cho bạn tập thở đúng cách bằng mũi và đặt lưỡi đúng vị trí ở hàm trên nên sẽ cải thiện tình trạng hô hàm.
Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là tình trạng bất cân đối của hai hàm trên dưới với biểu hiện là răng hàm trên che phủ quá nhiều răng hàm dưới. Nếu tập mewing đúng kỹ thuật và thường xuyên sẽ giúp nâng cao khung hàm trên, từ đó tạo khoảng trống cho hàm dưới phát triển hơn. Theo thời gian, cấu trúc hai hàm không còn bị lệch nhờ vậy tình trạng khớp cắn sâu cũng sẽ được cải thiện.
Khớp cắn hở
Khớp cắn hở xảy ra khi hàm trên và hàm dưới của răng không chạm vào phía trước. Ở người có khớp cắn hở, bạn quan sát thấy lưỡi của họ ngay cả khi hàm ở trạng thái nghỉ ngơi. Do đó kỹ thuật đặt lưỡi với vị trí ép sát vòm miệng trên sẽ giúp họ hình thành thói quen và khắc phục được vấn đề khớp cắn hở.
Những trường hợp không nên tập mewing
Mặc dù mewing có thể giúp khuôn mặt bạn thẩm mỹ hơn tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng bài tập được. Một số trường hợp khuyến cáo không nên thực hiện kỹ thuật mewing là:
Khớp cắn ngược
Những người có răng dưới chìa ra ngoài quá nhiều dễ bị tình trạng khớp cắn ngược. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này bẩm sinh, yếu tố di truyền, xương hàm dưới phát triển quá mức… Tập mewing trong trường hợp này không được khuyến khích, trái lại còn có thể gây ra nhiều biến chứng.
Răng mọc chen chúc
Răng mọc chen chúc là tình trạng răng mọc không “ngay hàng thẳng lối” trên cung răng mà xô lấn nhau. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm lợi, khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Nguyên nhân thường là do di truyền hoặc mất cân bằng cấu trúc hàm và răng nên mewing không có tác giải quyết vấn đề này.
Tập mewing sai cách sẽ như thế nào?
Về cơ bản, kỹ thuật tập mewing không khó nhưng nếu tập sai có thể dẫn đến các biến chứng như: răng bị xô lệch, răng bị lung lay hay sứt mẻ, hai hàm lệch nhau, đau hoặc rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Nếu đặt đầu lưỡi chạm vào răng hoặc dùng lực quá mạnh để tác động… đều có thể dẫn đến hậu quả kể trên. Vì vậy nếu trong quá trình tập nếu bị đau nhức, tê hay có dấu hiệu khó chịu bất thường nào thì hãy dừng tập và tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.
Một số câu hỏi thường gặp
Mewing có làm mũi cao không?
Mewing mũi cao là một trong tác dụng mà nhiều người “truyền tai nhau” khi tập. Thực tế thì phương pháp tập này không thể làm thay đổi dáng mũi nhưng có tác dụng cải thiện đáng kể diện mạo của nó. Bài tập sẽ giúp tác động đến các mô mềm xung quanh mũi và di chuyển chúng về phía trước, định hình nó lại một chút. Vẫn là dáng mũi của bạn nhưng trông nó sẽ nổi bật và thanh tú hơn.
Tập mewing bao nhiêu lâu một ngày?
Đây là bài tập nên thực hiện liên tục suốt ngày vì tư thế đặt lưỡi chuẩn của mewing cần được biến thành thói quen vô thức. Do đó bạn có thể tập nhiều lần trong một ngày, càng nhiều lần càng tốt, mỗi lần tập ít nhất 20 – 30 phút. Nếu không có thời gian, bạn nên dành tối thiểu là 30 phút mỗi ngày nhé.
Tuy chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh cụ thể tác dụng của phương pháp này nhưng đã có nhiều người thực hiện và thành công. Kiên trì, chăm chỉ và tập luyện đúng cách sẽ giúp bạn đạt được kết quả nhất định. Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hãy liên hệ HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch tư vấn miễn phí từ từ hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Đừng quên truy cập mục Tin tức y tế để cập nhật các thông tin về sức khỏe, dinh dưỡng mỗi ngày.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Leave a Reply