DHA luôn được nhắc đến là dưỡng chất giúp trẻ nhỏ phát triển trí tuệ và thể lực rất tốt, còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng ngừa ung thư cho người trưởng thành. Ngoài DHA còn có EPA và nhiều chất béo khác giúp hình thành não bộ và tăng cường thị lực. Vậy làm sao để bổ sung DHA, EPA đúng cách, giúp cơ thể hấp thu và sử dụng tốt nhất?
1. Các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Như đã biết, chất dinh dưỡng con người cần sử dụng được chia thành 6 nhóm chính là: nước, chất đạm, chất béo (chất béo bão hòa và không bão hòa), vitamin và khoáng chất, chất xơ. Các thông tin sức khỏe liên quan đến sử dụng quá nhiều chất béo gây hại cho sức khỏe, gây mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ,… liên quan đến chất béo bão hòa.
DHA là dinh dưỡng quan trọng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Omega 3, omega 6 và omega 9 thuộc nhóm chất béo không bão hòa, tốt cho cơ thể. Trong đó, Omega 3 và 6 là chất béo thiết yếu quan trọng mà cơ thể cần bổ sung từ thực phẩm. DHA và EPA chính là hai chất béo quan trọng nằm trong nhóm omega-3.
2. DHA là gì?
DHA là tên viết tắt của Acid Docosahexaenoic – một trong những chất béo Omega-3 rất quan trọng với sức khỏe con người, đặc biệt là thành phần cấu tạo của não bộ và võng mạc. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, DHA chiếm tới 90% tổng lượng chất béo có trong não, chiếm 25% tổng lượng acid béo.
DHA là chất béo có nhiều nhất trong não
Mặc dù tác dụng của DHA rất quan trọng nhưng cơ thể người không thể tự tổng hợp và sử dụng được, vì thế bắt buộc phải dùng từ nguồn thực phẩm hàng ngày. Con người có thể hấp thu DHA từ rất nhiều nguồn thực phẩm, tiêu biểu như các loại hạt sản, cá, dầu cá.
3. EPA là gì?
EPA là viết tắt của axit eicosapentaenoic, một axit béo omega-3 hay còn được gọi là “chất có tính lọc máu”. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tác dụng chính của EPA là giúp sản xuất prostaglandin trong máu. Loại prostaglandin này ức chế tạo các tiểu cầu nhằm làm giảm và ngăn ngừa chứng huyết khối. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerides có trong máu. Thêm nữa, EPA còn có thể làm giảm độ sánh của máu.
EPA làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Do đó, EPA rất có ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch.
4. DHA – EPA có giống nhau không?
DHA và EPA đều là hai acid béo thuộc nhóm chất béo omega-3, cùng được tìm thấy trong nhiều loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá voi trắng, cá bơn, cá tuyết,… Tuy nhiên EPA và DHA có công thức hóa học khác nhau, vì thế hoạt tính sinh học của chúng với sức khỏe con người cũng khác nhau.
EPA được sử dụng như một hoạt chất giúp cân bằng lượng chất béo trung tính trong cơ thể cho những người béo phì, mỡ máu cao. EPA cũng được dùng như chất bổ sung, hỗ trợ điều trị bệnh tim và ngăn ngừa triệu chứng sau cơn đau tim. Ngoài ra, EPA được biết đến có tác dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm, tăng cường phục hồi sau phẫu thuật, giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu,…
Có một mối quan hệ đặc biệt giữa hai hoạt chất omega-3 này đó là dù công thức DHA và EPA là khác nhau, tuy nhiên những tác dụng của EPA được nghiên cứu và biết đến đều có sự có mặt của DHA. Các chế phẩm bổ sung omega-3 hiện nay cũng kết hợp của 2 chất béo EPA và DHA này cùng một số dưỡng chất khác.
EPA và DHA là những dưỡng chất rất dồi dào trong cá hồi
5. EPA – DHA: một số thông tin liên quan
Dù hiểu được EPA – DHA đều rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ song không phải ai cũng biết cách bổ sung đầy đủ và bổ sung đúng thời điểm đạt hiệu quả nhất.
5.1. Hàm lượng EPA, DHA trong một số loại thực phẩm
Dưới đây là những loại thực phẩm rất giàu hàm lượng EPA và DHA mà bạn có thể ăn để bổ sung cho cơ thể. Hàm lượng thống kê dưới đây được tính trên 100g thực phẩm đã sơ chế có thể ăn được.
-
Cá hồi: 0,86gr EPA; 1,1gr DHA.
-
Cá thu đao: 0,51gr EPA; 0,93gr DHA.
-
Cá nục: 0,54gr EPA; 0,91gr DHA.
-
Cá mòi: 0,58gr EPA; 0,81gr DHA.
-
Cá trích: 0,97gr EPA; 0,69gr DHA.
-
Mực tươi: 0,15gr EPA; 0,34gr DHA.
-
Sò: 0,44gr EPA; 0,25gr DHA.
-
Cá chép: 0,11gr EPA; 0,24gr DHA.
-
Cá trê: 0,07gr EPA; 0,21gr DHA.
-
Tôm: 0,26gr EPA; 0,20gr DHA.
-
Cá ngừ: 0,04gr EPA; 0,18gr DHA.
-
Cá thu: 0,67gr EPA; 0,16gr DHA.
Người Nhật Bản có thói quen ăn nhiều cá, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích,… Đây là một trong những lý do giúp người Nhật Bản có tuổi thọ cao, trí não thông minh và sức khỏe tốt khi về già bởi họ được nạp một lương DHA rất lớn.
5.2. Nhu cầu DHA, EPA với một số đối tượng đặc biệt
DHA và EPA với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là hai nhóm đối tượng được đặc biệt quan tâm. Trước hết với phụ nữ mang thai, ngoài nhu cầu omega-3 cơ thể cần sử dụng, mẹ bầu còn cần hấp thu lượng dưỡng chất này lớn hơn để nuôi thai.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung DHA nhiều hơn
EPA và DHA từ mẹ sẽ được truyền qua thai nhi qua nhau thai, tham gia vào quá trình hình thành tế bào não bộ và mắt cho thai nhi, hoàn thiện cơ bản trước khi trẻ được ra đời. Chính phủ Mỹ đã khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên cung cấp từ 200 – 250 mg DHA mỗi ngày.
trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng với sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên sẽ nhận được đầy đủ lượng DHA, EPA cần thiết từ sữa mẹ nếu mẹ có chế độ ăn uống tốt. Khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn thực phẩm đa dạng, giàu omega-3 để đảm bảo cho phát triển toàn diện ở trẻ.
5.3. Có nên dùng chế phẩm bổ sung DHA, EPA?
Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và trí thông minh, trên thị trường hiện nay rất đa dạng chế phẩm dinh dưỡng bổ sung DHA và EPA, bổ sung kết hợp omega 3-6-9 hoặc các viên dầu cá. Hàm lượng DHA, EPA có trong các viên uống này rơi vào khoảng 300 – 1.000mg, sử dụng hàng ngày.
Song nhiều người cũng lo ngại về an toàn khi bổ sung DHA, EPA qua viên uống mỗi ngày cũng như hiệu quả của dinh dưỡng này với sức khỏe. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, nên ưu tiên bổ sung dưỡng chất nói chung và chất béo omega nói riêng từ thực phẩm tự nhiên trong các bữa ăn hàng ngày. Việc này phù hợp với mọi đối tượng, an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài và còn đảm bảo nhiều loại dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Ưu tiên bổ sung DHA từ thực phẩm tự nhiên
Bổ sung DHA, EPA từ chế phẩm rất tiện lợi, tuy nhiên chi phí cao, có thể gây phản ứng cho cơ thể và không thể sử dụng trong thời gian dài. Đối tượng phù hợp sử dụng DHA từ chế phẩm như: trẻ chán ăn, người sức khỏe suy nhược, người già kém hấp thu, phụ nữ mang thai không có đủ dinh dưỡng,…
Leave a Reply