Đường đô thị được hiểu là loại đường như thế nào? Trong hệ thống mạng lưới đường đô thị có những loại xe thiết kế nào theo quy định hiện nay? Mặt cắt ngang đường đô thị bao gồm những bộ phận cấu thành nào?
Đường đô thị là gì?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104:2007 về đường đô thị – yêu cầu thiết kế quy định như sau:
Giải thích thuật ngữ
Trong tiêu chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ trong đô thị bao gồm phố, đường ôtô thông thường và các đường chuyên dụng khác.
Phố: là đường trong đô thị, mà dải đất dọc hai bên đường được xây dựng các công trình dân dụng với tỉ lệ lớn.
Đường ôtô (trong đô thị): là đường trong đô thị, hai bên đường không hoặc rất ít được xây dựng nhà cửa, đây là đường phục vụ giao thông vận tải là chủ yếu (đường cao tốc, đường quốc lộ, đường vận tải nối giữa các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi …).
Đường đi bộ: là đường dành riêng cho người đi bộ có thể được thiết kế chuyên dụng hoặc là phần đường thuộc phạm vi hè đường.
Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định rãnh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.
Theo đó, đường đô thị (hay đường phố) được hiểu là đường bộ trong đô thị bao gồm phố, đường ôtô thông thường và các đường chuyên dụng khác.
Trong đó:
– Phố: là đường trong đô thị, mà dải đất dọc hai bên đường được xây dựng các công trình dân dụng với tỉ lệ lớn.
– Đường ôtô (trong đô thị): là đường trong đô thị, hai bên đường không hoặc rất ít được xây dựng nhà cửa, đây là đường phục vụ giao thông vận tải là chủ yếu (đường cao tốc, đường quốc lộ, đường vận tải nối giữa các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi …).
– Đường đi bộ: là đường dành riêng cho người đi bộ có thể được thiết kế chuyên dụng hoặc là phần đường thuộc phạm vi hè đường.
Đường đô thị là gì? (Hình từ Internet)
Trong hệ thống mạng lưới đường đô thị có những loại xe thiết kế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104:2007 về đường đô thị – yêu cầu thiết kế thì trong hệ thống mạng lưới đường đô thị có các loại xe thiết kế là:
(1) Xe con: bao gồm các loại xe ôtô có kích thước nhỏ bao gồm xe chở khách dưới 8 chỗ ngồi và xe tải nhỏ có mui, ký hiệu là PCU.
(2) Xe tải gồm có:
– Xe tải đơn, ký hiệu là SU.
– Xe tải liên hợp (xe tải moóc tỳ hoặc kéo moóc), ký hiệu WB.
(3) Xe buýt gồm có:
– Xe buýt đơn, ký hiệu là BUS.
– Xe buýt có khớp ghép, ký hiệu A-BUS.
Các loại xe thiết kế được mô tả ở hình 1 và kích thước được giới thiệu ở bảng 1.
(4) Xe 2 bánh gồm có:
– Xe đạp
– Xe gắn máy (xe thiết kế là xe có dung tích xi lanh 100cm3)
Việc lựa chọn loại xe thiết kế tuỳ thuộc vào loại đường, nhu cầu lưu hành trên đường và khả năng đáp ứng về mặt kinh tế – kỹ thuật.
Mặt cắt ngang đường đô thị bao gồm những bộ phận cấu thành nào?
Mặt cắt ngang đường đô thị được quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104:2007 về đường đô thị – yêu cầu thiết kế như sau:
Mặt cắt ngang
8.1. Quy định chung
8.1.1. Mặt cắt ngang đường đô thị gồm nhiều bộ phận cấu thành: phần xe chạy, hè đường, lề đường, phần phân cách (phần phân cách giữa, phần phân cách ngoài), phần trồng cây, các làn xe phụ… Tuỳ theo loại đường phố và nhu cầu cấu tạo từng vị trí mà có thể có đầy đủ hoặc không có đầy đủ các bộ phận này, tuy nhiên bộ phận không thể thiếu được trên mặt cắt ngang đường đô thị là phần xe chạy và lề đường.
8.1.2. Việc lựa chọn hình khối và quy mô mặt cắt ngang điển hình phải xét đến loại đường phố và chức năng, kết hợp với điều kiện xây dựng, điều kiện tự nhiên, kiến trúc cảnh quan đô thị và giải pháp xây dựng theo giai đoạn, đặc biệt chú trọng vấn đề an toàn giao thông và nguyên tắc nối mạng lưới đường.
8.2. Phần xe chạy
– Phần xe chạy là phần mặt đường dành cho các phương tiện đi lại bao gồm các làn xe cơ bản và các làn xe phụ (nếu có).
– Các làn xe có thể được bố trí chung trên một dải hay tách riêng trên các dải khác nhau tuỳ thuộc vào tổ chức giao thông dùng chung hay dùng riêng.
…
Theo đó, mặt cắt ngang đường đô thị gồm nhiều bộ phận cấu thành: phần xe chạy, hè đường, lề đường, phần phân cách (phần phân cách giữa, phần phân cách ngoài), phần trồng cây, các làn xe phụ…
Tuỳ theo loại đường phố và nhu cầu cấu tạo từng vị trí mà có thể có đầy đủ hoặc không có đầy đủ các bộ phận này, tuy nhiên bộ phận không thể thiếu được trên mặt cắt ngang đường đô thị là phần xe chạy và lề đường.
Leave a Reply