Thông điệp của Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 là gì?


Hiện nay Thông điệp của Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 như thế nào? Người lao động có phải tham gia Chiến dịch Giờ Trái đất hay không?

Thông điệp của Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 là gì?

Căn cứ theo Công văn 1168/BCT-TKNL năm 2024 quy định về Giờ Trái đất 2024 như sau: Giờ Trái đất là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới. Trong những năm qua, Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố cùng hàng triệu người dân ở mọi tầng lớp khác nhau. Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 23 tháng 3 năm 2024.

Sự kiện Giờ Trái đất năm 2024 tại Việt Nam diễn ra với thông điệp “TIẾT KIỆM ĐIỆN – THÀNH THÓI QUEN” được gửi đến cộng đồng với lời kêu gọi thực hiện tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường và không chỉ diễn ra trong 01 giờ đồng hồ, mà mọi tổ chức, cá nhân cần ghi nhớ và thực hiện thường xuyên trong suốt 365 ngày của cả năm để tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng thực sự trở thành thói quen.

Thông điệp của Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 là gì? Người lao động có phải tham gia Chiến dịch Giờ Trái đất hay không?

Thông điệp của Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 là gì? Người lao động có phải tham gia Chiến dịch Giờ Trái đất hay không?

Người lao động có phải tham gia Chiến dịch Giờ Trái đất hay không?

Căn cứ theo Công văn 1168/BCT-TKNL năm 2024 có quy định để góp phần vào những nỗ lực chung của thế giới, Bộ Công Thương đề nghị:

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Giờ Trái đất diễn ra trong tháng 3 nhằm thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tổ chức, cơ quan và người dân trên địa bàn tỉnh, thành phố tham gia vào Chiến dịch;

– Các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất cần lồng ghép với Chương trình tiết kiệm điện của địa phương thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo (Chỉ thị số 20);

– Vận động các tổ chức, cơ quan và người dân thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

– Chỉ đạo Tổng công ty, Công ty Điện lực các tỉnh, thành phố hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 phổ biến tuyên truyền tại các địa điểm giao dịch khách hàng, trụ sở của các đơn vị điện lực trong tháng 3 năm 2024;

– Thực hiện các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất kết hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 20;

– Vận động các tổ chức, cơ quan và khách hàng thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất;

– Đảm bảo an toàn lưới điện trong thời gian diễn ra sự kiện.

Bộ Công Thương mong nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam để Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 được tổ chức thành công, thiết thực, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu./.

Do đó, việc người sử dụng lao động và người lao động có tham gia chiến dịch này hay không chỉ mang tính chất khuyến khích, được vận động chứ không bắt buộc.

Ngày Giờ Trái Đất có phải ngày nghỉ, hưởng nguyên lương dành cho người lao động không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

– Tết Dương lịch;

– Tết Âm lịch;

– Ngày Chiến thắng;

– Ngày Quốc tế lao động;

– Quốc khánh;

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, Giờ Trái đất không phải là ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động. Do đó, ngày này người lao động vẫn phải đi làm nếu có lịch làm việc.

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ nếu có thỏa thuận với người sử dụng lao động về ngày nghỉ này.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *