Đáp án thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024
Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021-2022 đã chính thức được phát động đến toàn thể các em học sinh trên toàn quốc nhằm tuyên truyền và nâng cao hiểu biết của các em về an toàn giao thông đường bộ. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? Đây là câu hỏi nhiều em thắc mắc không biết lựa chọn phương án nào, cùng tìm hiểu bài viết để có câu trả lời nhé.
Đối với người đi bộ phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? 2023
A. Người đi bộ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
B. Người đi bộ qua đường nơi có cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
C. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
D. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.
Trả lời đáp án đúng là: D
Người đi bộ nhưng vẫn cần tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông. Người đi bộ vẫn có thể gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông khi gặp những phương tiện lớn, những phương tiện đó vẫn có thể mất lái và va chạm vào người đi bộ. Lúc này người đi bộ sẽ gặp nguy hiểm hơn những phương tiện khác.
Người đi bộ trong trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn giao thông về đi không đúng phần đường của mình cũng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Cụ thể là theo quy định Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thì người đi bộ không đi đúng phần đường có thể bị xử phạt với mức phạt lên đến 200.000 đồng tuỳ vào phần đường vi phạm.
1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?
A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái.
C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Giải thích vì theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 tại điều 24 quy định:
Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Vì thế đáp án B là sai do Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
Hơn nữa tại khu vực đó không đèn tín hiệu nên sẽ dễ xảy ra va chạm nên người tham gia giao thông nên quan sát cẩn thận hơn.
2. Phương án nào dưới đây trái quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi bộ?
A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.
B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
C. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Giải thích: Đáp án A là sai vì người đi bộ người đi bộ khi không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường mà không được phép đi xuống lòng đường.
3. Phương án nào dưới phù hợp với quy tắc tránh xe đi ngược chiều?
A. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
B. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.
C. Xe lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc.
D. Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
Giải thích: Vì khi đang lên dốc thì xe dễ mất thăng bằng nên xe xuống dốc phải nhường cho xe lên dốc.
4. Quy tắc giao thông đường bộ là gì?
Theo Điều 9 Luật giao thông đường bộ số 23/20008/QH13 ngày 13/11/2008, quy định quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
“Điều 9. Quy tắc giao thông đường bộ:
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.”
– Thực hiện quy tắc trên, người tham gia giao thông cần phải:
+ Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, không được phép đi sang bên trái, phải đi đúng làn đường không được phép lấn sang các làn đường của phương tiện khác, đi đúng phần đường của mình theo quy định. Chấp hành tốt báo hiệu đường bộ, không được phép vượt đèn đỏ.
+ Đối với người tham gia giao thông đường bộ đi xe ô tô thì ô tô phải được trang bị dây an toàn, khi tham gia giao thông thì người lái xe và người ngồi hàng ghế bênh cạnh (ghế phía trước) trong ô tô đều phải thắt dây an toàn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Leave a Reply