Tận
Hiến Là Gì?
1. Tận hiến nghĩa
là gì?
Tận
hiến là danh từ dịch tiếng consecratio
totalis của Latinh. Theo nghĩa tiếng
(hình thức)
thì tận có nghĩa là hết cả; hiến
là dâng là cho. Cả hai có nghĩa là cho hết cả,
dâng hết cả, không giữ lại chút gì. Theo
nghĩa ý (nội
dung) thì tận
hiến là dâng một người, một sự
vật cho Thiên Chúa để Người làm cho
nó nên thánh thiện. Do đó cũng gọi là thánh
hiến. Theo nghĩa này thì tận hiến lại
chia làm nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
2.
Nghĩa hẹp của tận hiến là gì?
Theo nghĩa
hẹp, tận hiến là một nghi thức phụng
vụ kính hiến Thiên Chúa một người
hay một sự vật nào đó cho Người.
Sự tận hiến như vậy gồm có
ba yếu tố:
a. Đem
người hay sự vật từ chỗ thường
hèn lên chỗ thánh thiện;
b. Bền
vững mãi ở chỗ thánh thiện ấy;
c. Một
nghi thức bề ngoài.
Một thí dụ rõ ràng nhất là bánh rượu
được kính hiến trong Thánh Lễ đã
từ chỗ thường hèn trở nên Mình Máu
thánh Chúa Kitô. Một khi đã trở nên rồi
thì bánh rượu cứ là Mình Máu Chúa mãi cho tới
khi không còn hình bánh rượu nữa. Và sự
bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa ấy thực
hiện trong một nghi thức do linh mục cử
hành bên ngoài như Hội Thánh dạy.
Ngoài Thánh
Thể, còn có những thí dụ khác như: vị
giám mục tận hiến để coi sóc giáo
phận; các tu sĩ tận hiến trong đời
tu trì bằng việc khấn giữ ba lời
Phúc Âm khuyên; việc dâng hiến các nhà thờ,
các bàn thờ, các chén thánh v. v. . .
3.
Nghĩa rộng của tận hiến là gì?
Theo nghĩa
rộng, tận hiến có nghĩa là dâng bất
cứ người hay sự vật nào cho Thiên
Chúa, để thuộc trọn về Người.
Theo nghĩa này, phép Rửa Tội và những bí
tích nào xác định hẳn con người vào
một bậc sống, đều là những
việc tận hiến. Một lời thề
viện Thiên Chúa làm chứng cho, một lời
khấn hứa tín hữu tuyên hứa vì lòng đạo
đức, như khấn hứa đi viếng
một nhà thờ, khấn hứa làm phúc bố
thí v. v. . . cũng là một việc tận hiến.
4.
Việc tận hiến có nền tảng Thánh
Kinh nào không?
Tận
hiến hay hiến dâng vốn là việc có nền
tảng từ trong Thánh Kinh. Cựu Ước
rất nhiều lần nói đến việc
các Tổ Phụ dâng lễ vật cho Thiên Chúa,
như lễ vật của Abilê, của Melkisêđê,
của Abraham, của Giacóp v. v… Chính Chúa Giêsu
cũng dâng mình làm của lễ lên Thiên Chúa để
cứu chuộc nhân loại. Từ đó, qua các
thế kỷ, việc tận hiến đã trở
thành cốt yếu trong việc phụng tự
của Hội Thánh làm đối với Thiên Chúa.
5.
Như vậy chỉ tận hiến cho Thiên Chúa
được thôi ư?
Phải,
đúng thế, Những việc tận hiến
dầu theo nghĩa hẹp, dầu theo nghĩa
rộng, đều chỉ có thể làm đối
với Thiên Chúa, Chủ Tể duy nhất của
mọi loài thụ tạo. Vì lẽ chỉ một
mình Thiên Chúa mới có thể làm cho một thụ
tạo nào đó thuộc trọn về Người
và làm cho nó nên thánh. Cho nên dầu ta có thực hiện
việc tận hiến cho một vị thánh nào
đi nữa, thì cũng vẫn hiểu ngậm
là tận hiến cho Thiên Chúa; vị thánh ấy
chỉ là người trung gian cầu bầu thôi
(theo lý thuyết
ấy thì có thể tận hiến cho một vị
thánh, nhưng trên thực tế thì Hội Thánh
không làm bao giờ).
6.
Tận hiến có phải là việc thờ phượng
không?
Nói cho
tuyệt đối theo những ý nghĩa vừa
trình bày trên thì tận hiến là một hành vi thờ
phượng, vì nó gồm hành vi tin, cậy, tôn
thờ, yêu mến; và xét là một hành vi bên ngoài,
với một nghi thức, việc tận hiến
cũng rõ ràng là một việc thờ phượng.
Nhưng nói tương đối, và hiểu chung,
thông thường, thì nó chỉ là một việc
sùng kính. Vì lẽ việc tận hiến nói chung
không đặt con người vào một bậc
sống trọn lành như bậc giám mục,
bậc tu trì; và ai cũng có thể thực hiện
được việc tận hiến nói chung
ấy. Thánh Luy Mônpho sáng nghĩ ra việc tận
hiến này, cũng chỉ gọi đây là việc
sùng kính chân xác và hoàn hảo, chứ không gọi
là việc thờ phượng.
7.
Tận hiến nói chung như vậy nhằm mục
đích nào?
Vì là một
việc sùng kính, nên việc tận hiến nói
chung có mục đích qui hướng con người
về chỗ sống cuộc sống đạo
đức, cuộc sống siêu nhiên, cuộc sống
thiêng liêng một cách bền vững hơn mãi
lên, như sẽ nói ở những số sau (số
58 – 102).
8.
Tại sao tận hiến chỉ hợp với
Thiên Chúa
mà ta lại nói tận hiến cho Trái Tim Mẹ
Maria?
Như
vừa nói trên (số 5), việc tận hiến
chỉ được thực hiện đối
với Thiên Chúa; ta có tận hiến cho vị
thánh nào cũng phải hiểu ngậm là tận
hiến cho Thiên Chúa, còn vị thánh ấy chỉ
là trung gian. Ở đây ta nói tận hiến cho
Trái Tim Mẹ Maria vì Mẹ là Đấng Thánh cao
cả nhất, là Mẹ Trung Gian tùy phụ, nhưng
trực tiếp, giữa ta và Thiên Chúa (số
41 – 43), đúng ra là giữa ta và Chúa Giêsu, Thiên
Chúa làm Người. Thánh Luy Mônpho gọi là tận
hiến cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria, và nói đây
là việc sùng kính chân xác nhất, hoàn hảo nhất
đối với Mẹ Maria, để Mẹ
lại dẫn ta đến với Chúa Giêsu.
Ta sẽ
nói rõ vì những lý do nào mà ta tận hiến cho
Trái Tim Mẹ Maria ở những số liền
sau (số 9 – 57).
Leave a Reply