Các thông tin quan trọng trên B/L
Bill of lading (B/L) gọi tắt là bill là vận đơn vận chuyển hàng hóa
Được xem như là một hợp đồng chứng nhận cho việc nhận hàng hóa vận chuyển
Vì tính chất quan trọng của B/L nên mọi thông tin trên đó phải cực kỳ chính xác
Nội dung chi tiết trên vận đơn được trình bày như thế nào
Thông tin về nội dung chi tiết trên vận đơn được trình bày tiêu chuẩn theo thứ tự dưới đây.
Bên phát hành vận đơn:
Là hãng tàu hoặc là fowader;
Thể hiện ở đâu phần header/footer của vận đơn và ở phần chữ ký trên B/L
- Tên/loại B/L
- Số Booking: Là số của Booking đặt chỗ trên tàu. Đôi khi, không có mục này.
- Số của B/L: Số của B/L này do hãng tàu đặt
- Shipper: Tên của người gửi hàng
Là người gửi hàng cho hãng tàu để hãng tàu chở hàng;
- Consignee: Tên của người nhận hàng
Tên của người mua, người nhập khẩu. Tuỳ mục đích sử dụng loại B/L nào của hai bên mua bán mà mục này sẽ có thể được ghi thành những trường hợp sau đây:
-
- Để trống, không ghi gì cả
- Ghi tên đầy đủ của Consignee.
- To order/To order of Shipper
- To order of [tên ngân hàng Mở L/C]
- To order of [tên của consignee]
Khi ghi phải ghi đầy đủ 4 nội dung: tên công ty; địa chỉ, số điện thoại, số fax.
Thông thường, shipper/người XK nên cho số fax và giấu số điện thoại của consignee đi để tránh để lộ thông tin khách hàng.
Hàng đến thì hãng tàu có thể báo cho người mua bằng cách Fax hoặc email Thông báo hàng đến.
Notify party: Bên được thông báo
Là bên mà hãng tàu sẽ gửi Thông báo hàng đến khi hàng đến cảng đích
Phụ thuộc vào Consignee là ai thì ở mục này sẽ ghi khác đi tuỳ từng trường hợp.
Xem phần kế trên để hiểu cách ghi tương ứng dưới đây:
- Để trống, không ghi gì cả
- Ghi dòng “Same as consignee”
- Ghi tên của người sẽ nhận lô hàng này/người NK
Khi ghi phải ghi đầy đủ 4 nội dung: tên công ty; địa chỉ, số điện thoại, số fax.
Tên tàu – số chuyến
Nam of Vessel/Voyage No = Mother vessel/Voyage No. = MV/Voy. No. = Carriage by/Voyage No.
Là tàu vận chuyển lô hàng này trên biển.
Ghi tên tàu và số hiệu chuyến tàu.
Chặng này là chặng vận tải chính nên người ta gọi thuật ngữ đó là Carriage
- Cảng bốc hàng
Port of loading = POL = Charging port
Ghi tên của cảng bốc hàng
- Cảng dỡ hàng
Port of discharging = POD = Unloading Port
Ghi tên của cảng dỡ hàng
- Pre-carriage
Nếu chủ hàng đồng thời thuê luôn hãng tàu vận chuyển containers trong nội địa nước xuất từ xưởng người XK ra đến cảng thì trên B/L thêm mục này.
Mục này sẽ ghi tên và số hiệu của phương tiện vận chuyển đó.
- Place of receipt = Place of pick-up
Nếu có vận chuyển nội địa, thì phải ghi lấy hàng từ nơi nào.
Thường đó là địa chỉ của xưởng người XK.
- On-carriage
Nếu chủ hàng đồng thời thuê luôn hãng tàu vận chuyển containers trong nội địa nước nhập từ cảng đến về kho người NK thì trên B/L thêm mục này.
Mục này sẽ ghi tên và số hiệu của phương tiện vận chuyển đó.
- Place of delivery = Final Destination
Nếu có vận chuyển nội địa, thì phải ghi giao hàng đến đâu. Thường đó là địa chỉ của xưởng người NK.
- Container No. and Seal No. (Marks and Numbers)
Mục này ghi số của cont và số của seal (marks and number: có nghĩa là phải ghi đủ phần chữ và phần số).
Có bao nhiêu cont thì ghi đủ bấy nhiêu cont.
Ghi số cont trên/trước, số seal dưới/sau ngay liền cạnh;
Nếu là hàng lẻ (vài pallets) thì có thể có/không có số của pallets.
Number of containers or pakages
Ghi số lượng của containers hay số lượng của kiện hàng (pallets)
Loại containers cũng thường được nêu trong mục này.
Description of goods
Ghi tên của hàng hoá
Có khi có ghi vài dòng sơ bộ/ngắn gọn về cách đóng gói hay chất lượng, quy cách…
- net weight = NW của hàng
- Measurement and Gross Weight
Measurement là tổng thể tích của lô hàng. Tính bằng CBM = cubic metre = mét khối
Gross weight là trọng lượng cả bì của lô hàng. Tính bằng Kgs = kí lô gram = không tính bằng tấn.
- Freight Collect/Freight Prepaid
Dịch là cước trả trước/Cước trả sau hay Cước thu ở đầu cảng bốc/Cước thu ở đầu cảng dỡ.
- Freight payable
Đi kèm mục Freight Preaid/Collect thì có mục Freight payable.
Nơi mà cước được trả. Người XK trả cước Prepaid thì ghi tên thành phố/tên nước xuất.
Người mua trả cước Collect thì ghi tên thành phố/tên nước nhập
Place and date of issue: Nơi và ngày phát hành vận đơn
Nơi: tên nước xuất
Ngày: thường thì ngay ngày tàu chạy, hoặc trễ hơn một ngày.
Laden on board date hay Shipped on Board date
Laden on board date: Ngày xếp hàng lên tàu; chưa chắc/không phải là ngày tàu rời đi.
Shipped on board date: Ngày tàu chạy/rời khỏi cảng bốc.
Trên B/L có ghi một trong hai cụm từ này đó được gọi là On borad B/L.
Đóng dấu và ký tên của hãng tàu
Mục này sẽ có các trường hợp ghi như sau:
- Người chuyên chở-hãng tàu ký phát, thì sau chữ ký của hãng tàu phải thể hiện dòng chữ “As the carrier” hoặc tương đương
- Thuyền trưởng ký phát, thì sau chữ ký của thuyền trưởng phải thể hiện dòng chữ “As the Master” hoặc tương đương
- Đại lý của hãng tàu ký phát (FWD) thì sau chữ ký của FWD phải thể hiện dòng chữ “As agent for the carrier”.
Người thay mặt thuyền trưởng ký thì sau chữ ký của người này phải thể hiện dòng chữ “On behalf of Mr. Jonh Herry, as the master”.
Xem thêm: https://haiphonglogistics.com/
Các kí hiệu cơ bản trên container
Logistics là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Xem thêm tại:
Gửi khô mực, tôm khô đi Mỹ dễ dàng, nhanh chóng
Vận chuyển tôm tươi đi Nhật Bản bằng đường hàng không
Nhận vận chuyển mì gói đi Hàn Quốc với giá siêu sốc
Dịch vụ vận chuyển đường biển Hải Phòng-Tokyo, Nhật Bản
Leave a Reply