Hostel là một loại hình lưu trú giá rẻ phổ biến với khách du lịch bụi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú đặc biệt này và thường nhầm lẫn giữa hostel và hotel. Vậy hostel là gì? Đặc điểm của mô hình này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.
Hostel là gì?
Hostel là tên gọi của một loại nhà nghỉ giá rẻ, thường dành cho những người du lịch bụi. Thay vì sử dụng giường đơn hoặc giường đôi như những mô hình nhà nghỉ, khách sạn khác, hostel dùng giường tầng, tương tự giường trong ký túc xá sinh viên làm chỗ nghỉ ngơi cho du khách.
Tại hostel, việc quy hoạch có thể bao gồm nhiều loại phòng khác nhau như phòng 4 giường, 6 giường và 10 giường với nhiều mức giá cho khách hàng lựa chọn. Khách tới hostel thường không phân biệt giới tính, du khách nam và nữ có thể sinh hoạt chung một cách thoải mái. Đối với những giường cần sự riêng tư có thể sử dụng các loại rèm che đơn giản.
Loại hình lưu trú đặc biệt này rất phổ biến ở châu Âu. Khi du nhập vào Việt Nam, để phù hợp hơn với văn hóa dân tộc, nhiều hostel đã chia phòng theo giới tính và còn có cả những phòng riêng lẻ cho các cặp đôi.
Hình minh họa: Mô hình lưu trú hostel
Những đặc trưng của Hostel
Hostel có thể là nhà riêng được cải tạo thành nơi lưu trú tạm thời cho khách du lịch hoặc được xây với kiến trúc tương tự những khách sạn cỡ nhỏ. Tại đây được chia thành không gian sinh hoạt chung, khu ăn uống tập thể và rất nhiều phòng ngủ có quy mô khác nhau. Vậy đặc điểm nhận dạng của hostel là gì?
Mô hình hostel có những đặc trưng sau:
- Phục vụ nơi ngủ nghỉ cho khách bằng giường tầng: Sử dụng mô hình lưu trú hostel, du khách sẽ được phục vụ chỗ ngủ 100% bằng giường tầng bởi đây là mô hình nhắm đến khách hàng yêu thích đi phượt – nhóm khách hàng chỉ yêu cầu chỗ nghỉ ngơi đơn giản, không quá quan trọng việc sinh hoạt chung cùng nhiều người.
- Giảm tối đa dịch vụ đi kèm để tiết kiệm chi phí cho khách hàng: Đối với mô hình hostel, du khách chỉ cần chi trả khoảng 100 nghìn đồng/người/đêm đã có thể sử dụng dịch vụ ngay cả khi đang ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… có mức chi tiêu cao hơn rất nhiều các tỉnh thành khác. Bởi hostel đã tối giản hoàn toàn các dịch vụ hỗ trợ như dọn phòng, ăn uống, giặt là,…
- Du khách được trải nghiệm sinh hoạt tại không gian chung: Ngoài phòng ngủ lớn với nhiều dãy giường tầng đặt liền kề nhau, các khu vực khác như phòng tắm, bếp, nhà ăn, sân thượng cũng đồng thời là các không gian sinh hoạt chung của du khách. Tại đây, khách hàng có thể thoải mái gặp gỡ, giao lưu với mọi người và có thêm những bữa tiệc nhỏ.
- Chủ hostel là người trực tiếp đón tiếp khách hàng: Chủ kinh doanh hostel thường là những người bản địa hoặc ngoại quốc yêu thích hoạt động du lịch, thám hiểm. Chính vì vậy, họ luôn sẵn sàng đón tiếp khách hàng của mình một cách nồng nhiệt. Trong những buổi gặp mặt, du khách có thể cùng chủ hostel tâm sự, chia sẻ về những chuyến du lịch và kinh nghiệm của mình.
Hình minh họa: Mô hình lưu trú hostel sử dụng giường tầng
>>> Có thể bạn quan tâm: Căn hộ chung cư và các loại hình phổ biến tại Việt Nam
Đánh giá ưu và nhược điểm của Hostel
Sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, hostel đang dần trở thành loại hình lưu trú được đông đảo khách du lịch ưa chuộng. Vậy ưu, nhược điểm của mô hình hostel là gì?
Ưu điểm của Hostel
Có nhiều yếu tố làm nên sức hút của hostel đối với khách du lịch, tiêu biểu như:
- Có mức giá thấp, đáp ứng được nhu cầu “du lịch giá rẻ” của đông đảo khách hàng. Số tiền du khách phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ hostel có thể chỉ bằng 1/10 chi phí thuê một phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ trên trung bình. Ngay cả khi khách hàng du lịch tại các thành phố, quốc gia có ngành du lịch phát triển, giá cho mỗi giường tại hostel vẫn thấp hơn rất nhiều các loại hình lưu trú khác.
- Khách hàng sẽ có cơ hội kết giao với nhiều bạn bè có cùng sở thích, tìm hiểu bản sắc văn hóa từ nhiều khu vực khác nhau, mang lại trải nghiệm du lịch cực kỳ mới mẻ.
Nhược điểm của Hostel
Tuy nhiên, mô hình hostel vẫn còn tồn tại một số nhược điểm du khách nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn loại hình dịch vụ lưu trú đặc biệt này. Ví dụ như:
- Khách hàng gần như không có không gian riêng cho bản thân. Phòng ngủ sẽ chia sẻ với nhiều người, nhà vệ sinh dùng chung và có khi còn được đặt ở rất xa phòng ngủ.
- Hostel không phục vụ các nhu yếu phẩm như khăn tắm, xà phòng hay tủ đựng đồ riêng cho khách hàng. Vì vậy, du khách cần chuẩn bị trước để hạn chế việc đồ đạc cá nhân bị thất lạc. Những đồ dùng có giá trị như trang sức, tiền mặt, giấy tờ tùy thân nên được mang theo bên người, đặc biệt khi khách hàng ra khỏi phòng ngủ.
- Có nhiều hostel không nằm tại vị trí đắc địa của thành phố. Khách hàng sẽ phải chấp nhận việc ở cách xa trung tâm và mất thêm chi phí đi lại nếu muốn di chuyển vào nội thành. Đặc biệt, đối với hostel tại những địa điểm thưa dân cư, ít người qua lại, du khách cũng cần cân nhắc khi ở lại đó một mình vào ban đêm.
Điểm khác nhau giữa Hostel và các loại hình lưu trú khác
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều mô hình dịch vụ lưu trú khác nhau về thiết kế, quy mô, cách vận hành,… đáp ứng nhu cầu sử dụng của đa dạng khách hàng. Việc nhận biết và ghi nhớ đặc điểm mỗi loại hình sẽ giúp du khách chọn lựa được nơi dừng chân phù hợp. Quý khách hàng có thể tham khảo những thông tin dưới đây về một số loại hình lưu trú điển hình:
Hotel
Có tên gọi gần giống nhau, tuy nhiên hostel khác hotel ở nhiều mặt. Hotel là dạng khách sạn tiện nghi với nhiều dịch vụ tiện ích đi kèm. Hotel thường được phân cấp rất rõ rệt dựa trên một số tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng dịch vụ. Hotel được xây thành nhiều tầng với số lượng lớn phòng ngủ khép kín. Mức giá khách hàng cần chi trả cho một đêm tại hotel có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.
Nhờ những đặc điểm trên, hotel có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng với những mục đích lưu trú khác nhau. Thời gian khách hàng lưu lại hotel có thể từ một đêm đến vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.
Motel
Hình minh họa: Mô hình lưu trú motel
Motel là một khái niệm khá đặc biệt, được ghép từ 2 chữ Motor và Hotel. Motel có quy mô nhỏ, kết cấu tương đối đơn giản, thường nằm cạnh các đường quốc lộ lớn, nhằm phục vụ khách vãng lai dọc đường cần nơi nghỉ ngơi tạm thời trong những chuyến đi dài.
Motel thông thường sẽ có 10 đến 20 phòng ngủ, có chung khu vực để xe máy và ô tô ngay trước cửa. Mô hình này chủ yếu phục vụ du khách ở ngắn
Leave a Reply