Lãi suất thẻ tín dụng – yếu tố vô cùng quan trọng nhưng lại ít được để ý đến. Hiểu rõ về lãi suất thẻ tín dụng, cách thức ngân hàng tính lãi, phí phạt sẽ giúp bạn tránh được những khoản phí “từ trên trời rơi xuống”.
Lãi suất thẻ tín dụng là gì?
Lãi suất thẻ tín dụng là khoản tiền chủ thẻ tín dụng phải chịu khi thực hiện rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng hoặc thanh toán không đúng hạn toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng của tháng trước.
Lãi suất áp dụng với dư nợ của từng loại thẻ tín dụng thực hiện theo biểu lãi suất do ngân hàng quy định áp dụng với loại thẻ tín dụng đó tại từng thời kỳ.
Trong thời gian miễn lãi suất, nếu bạn thanh toán đủ số tiền đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng cho ngân hàng vào trước hoặc đúng ngày thanh toán, thì sẽ không bị tính lãi suất và phí trả chậm.
Thông thường, khoảng thời gian miễn lãi suất sẽ kéo dài 45 ngày. Ta có thể hiểu 45 ngày miễn lãi suất thẻ tín dụng của ngân hàng gồm có 30 ngày miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và 15 ngày ân hạn (là khoảng thời gian ngân hàng gia hạn thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán hết số tiền đã ứng của ngân hàng để chi tiêu). Bạn sẽ không bị tính lãi nếu trả đủ nợ ngân hàng trong 45 ngày này.
Hiện nay, một số ngân hàng, trong đó có SCB đang thực hiện thời gian miễn lãi suất cho một số thẻ tín dụng lên đến 55 ngày.
Một số khái niệm cần biết
Để hiểu rõ hơn về các tránh bị tính lãi suất thẻ tín dụng, bạn cần biết một vài khái niệm sau:
Ngày sao kê thẻ tín dụng: Là ngày ngân hàng chốt các giao dịch bằng thẻ tín dụng trong một tháng. Ngày sao kê sẽ cố định trong một tháng.
Chu kỳ thanh toán: Là khoảng thời gian giữa 2 lần sao kê gần nhất của ngân hàng. Các giao dịch phát sinh phát sinh trong tháng sẽ được ngân hàng sao kê cho bạn. Đây cũng chính là thời gian được miễn lãi suất.
Thời gian ân hạn: Đây là thời gian ngân hàng gia hạn thêm để bạn thanh toán đủ số tiền đã dùng. Thời gian ân hạn thường là 15-25 ngày, do đó tổng thời gian miễn lãi có thể lên đến 60 ngày.
Khi thanh toán chậm dư nợ, bạn sẽ phải chịu lãi suất thẻ tín dụng
Các loại lãi suất
Lãi suất chung
Về bản chất, thẻ tín dụng là một hình thức cho vay tiêu dùng. Vì vậy, lãi suất thẻ tín dụng cũng sẽ tương đương với lãi suất vay thông thường.
Tuy nhiên, nếu thanh toán đủ số tiền đã thanh toán bằng thẻ tín dụng trong thời gian quy định, bạn sẽ không bị tính lãi suất.
Lãi suất rút tiền mặt
Thay vì dùng để thanh toán trực tiếp, nếu bạn dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt sẽ phải chịu khoản lãi suất khá cao, khoảng từ 3-5% số tiền giao dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì không nên rút tiền từ thẻ tín dụng.
Lãi suất đổi ngoại tệ
Với thẻ tín dụng quốc tế, bạn có thể mua sắm, chi tiêu thỏa thích trên phạm vi toàn thế giới. Và đương nhiên, lúc này số tiền trong thẻ sẽ được quy đổi để phù hợp với quốc gia bạn cần chi tiêu.
Mỗi lần chuyển đổi ngoại tệ trên thẻ tín dụng, bạn sẽ chịu một mức lãi suất gọi là phí chuyển đổi ngoại tệ.
Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu một vài loại phí cố định và phát sinh
Cách tính lãi suất thẻ tín dụng như thế nào?
Trường hợp chủ thẻ giao dịch rút tiền mặt tại ATM hoặc ứng tiền mặt tại thiết bị đọc thẻ POS:
Chủ thẻ sẽ chịu lãi suất trên khoản tiền đã rút và phí rút tiền mặt kể từ ngày chủ thẻ thực hiện giao dịch cho đến ngày trả hết nợ.
Bản chất của thẻ tín dụng chính là kiểu “cho vay” tiêu dùng (thanh toán), chức năng rút tiền mặt chỉ là bổ trợ. Cho nên, bạn hãy chỉ nên rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng trong trường hợp thực sự cần thiết.
Trường hợp chủ thẻ thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ:
– Vào ngày đến hạn thanh toán nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư trên sao kê (bao gồm dư nợ của kỳ trước, dư nợ rút tiền mặt và thanh toán hàng hóa, dịch vụ, lãi, phí, phạt (nếu có) của kỳ sao kê đó), ngân hàng sẽ không thu lãi cho toàn bộ giao dịch trong kỳ sao kê đó của chủ thẻ
– Trường hợp vào ngày đến hạn thanh toán, chủ thẻ trả nợ ít nhất bằng khoản thanh toán tối thiểu, ngân hàng sẽ tính lãi đối với tất cả các giao dịch trong kỳ sao kê kể từ ngày giao dịch thẻ được cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ của ngân hàng cho đến ngày chủ thẻ trả nợ, phần dư nợ còn lại (gốc, lãi, phí, phạt – nếu có) chưa thanh toán sẽ tiếp tục bị tính lãi và được thể hiện trên sao kê của kỳ sao kê tiếp theo
Cách tính lãi suất thẻ tín dụng vô cùng đơn giản
Những lưu ý để tránh bị đánh lãi suất khi sử dụng thẻ tín dụng
Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:
Lựa chọn lãi suất quá hạn thẻ ưu đãi phù hợp
Ở mỗi ngân hàng có một quy định riêng về lãi suất thẻ tín dụng. Bởi vậy khi quyết định đăng ký mở thẻ, bạn nên chọn ngân hàng hoặc chọn dòng thẻ có lãi suất quá hạn thẻ ưu đãi thấp nhất.
Ví dụ như Ngân hàng Sài Gòn (SCB), lãi suất phải trả khi quá hạn thanh toán đối với các loại thẻ tín dụng được đánh giá khá hấp dẫn so với thị trường:
+ Thẻ tín dụng SCB MASTERCARD WORLD có mức lãi suất 1,83%/tháng, miễn lãi đến 68 ngày. (*)
+ Thẻ tín dụng SCB S-CARE có mức lãi suất 2,16%/tháng, miễn lãi đến 55 ngày. (*)
+ Thẻ tín dụng SCB MASTERCARD GOLD, SCB MASTERCARD STANDARD có mức lãi suất 2%/tháng, miễn lãi đến 45 ngày. (*)
+ Thẻ tín dụng SCB VISA GOLD, SCB VISA STANDARD có mức lãi suất 2,16%/tháng, miễn lãi đến 55 ngày. (*)
(*) Lãi suất có thể thay đổi theo từng thời kỳ
Thanh toán dư nợ đúng hạn
Thanh toán dư nợ đúng hạn chính là phương pháp tốt nhất giúp bạn không phải chịu thêm phần lãi suất. Bạn cần phải để ý thời gian ngân hàng lên sao kê, và thời gian cần thanh toán thẻ hàng tháng đồng thời thường xuyên kiểm tra tin nhắn nhắc nhở và email thông báo từ ngân hàng để tránh trường hợp sơ ý quên mất thời điểm trả nợ thẻ.
Rút tiền mặt từ thẻ khi thực sự cần thiết
Bạn cũng không nên lạm dụng việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng quá nhiều nếu không thực sự cần thiết. Nếu bạn rút tiền càng nhiều lần thì phí rút tiền cộng dồn càng nhiều và lãi suất rút tiền phải trả càng lớn.
Thanh toán dư nợ càng sớm càng tốt vì lãi suất tính theo dư nợ giảm dần
Trong trường hợp bạn không có khả năng thanh toán đầy đủ thì hãy chia nhỏ số tiền nộp theo các đợt và cố gắng đóng sớm nhất có thể để giảm thiểu số tiền lãi phải chi trả. Bởi vì ngân hàng sẽ tính lãi suất dựa theo số dư nợ giảm dần.
Chi tiêu hợp lý trong mức có thể chi trả được
Trước khi quyết định mua một món đồ nào đó, hãy cân nhắc kỹ càng trong tương lai bạn có đảm bảo khả năng thanh toán hay không. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý nếu bạn chưa trả đủ nợ thẻ tín dụng của tháng trước thì nên hạn chế mua sắm, chi tiêu bằng thẻ tín dụng của tháng này bởi điều này sẽ khiến bạn ngày càng “đắm chìm” trong nợ nần.
Thẻ tín dụng SCB
Đăng ký mở thẻ tại đây để hưởng ngay những ưu đãi của SCB.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết lãi suất thẻ tín dụng. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch để yên tâm tận hưởng những ưu đãi và tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo. Để có thông tin chi tiết về cách tính lãi suất cũng như những ưu đãi khi sử dụng thẻ tín dụng SCB, khách hàng hãy liên hệ với điểm giao dịch SCB gần nhất hoặc Hotline 1900 6538/ 1800 5454 38.
Leave a Reply