Biển báo đường hai chiều là biển nào? – Thư Viện Pháp Luật


Cho tôi hỏi Biển báo đường hai chiều là biển nào? (Câu hỏi của chị Tuyết – TP.HCM)

Biển báo giao thông đường bộ được phân loại như thế nào?

Căn cứ tại Điều 15 QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông đường bộ được phân loại thành 5 nhóm cơ bản cụ thể như sau:

(1) Nhóm biển báo cấm: Nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

(2) Nhóm biển hiệu lệnh: Nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.

(3) Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

(4) Nhóm biển chỉ dẫn: Nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.

(5) Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ: Nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung 04 nhóm biển hoặc được sử dụng độc lập.

Biển báo đường hai chiều là biển nào?

Biển báo đường hai chiều là biển nào? (Hình từ Internet)

Biển báo giao thông nhóm nguy hiểm và cảnh báo có vai trò gì?

Theo quy định tại Điều 31 QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo nguy hiểm và cảnh báo có vài trò được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường.

Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có hiệu lực như thế nào?

Căn cứ tại Điều 19 QCVN 41:2019/BGTVT có quy định như sau:

Hiệu lực của biển báo

19.1. Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.

19.2. Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.

19.3. Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.

Theo đó, biển báo nguy hiểm và cảnh báo có hiệu lực trên các làn đường của chiều xe chạy.

Ngoài ra, về khái quát chung, biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Trường hợp biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả 2 và theo thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:

Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

– Hiệu lệnh của biển báo hiệu

Biển báo đường hai chiều là biển nào?

Theo quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo đường hai chiều là biển số W.204 nhằm mục đích báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung. Hình ảnh biển báo đường hai chiều như sau:

Hoặc các đoạn đầu và cuối đường có dải phân cách giữa chuyển tiếp sang đường đi chung hai chiều hoặc khi hết đoạn đường một chiều, đặt biển báo đường hai chiều biển số W.204.

Trân trọng!


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *