Khối C02 gồm những môn nào? Tổng hợp trường đại học xét tuyển khối C02 năm 2024? Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ở khu vực 1 được cộng bao nhiêu điểm ưu tiên?
Khối C02 gồm những môn nào? Tổng hợp trường đại học xét tuyển khối C02 năm 2024?
Khối C02 gồm 3 môn thi Ngữ văn, Toán học và Hóa học. Khối C02 là một tổ hợp môn mới được phát triển từ khối C truyền thống, nhằm đa dạng hóa các lựa chọn cho thí sinh khi đăng ký thi đại học.
Thí sinh thi khối C02 có thể xét tuyển vào nhiều ngành học khác nhau, thuộc các lĩnh vực như: Kinh tế, y dược, kỹ thuật,…
Dưới đây là các trường đại học xét tuyển khối C02 năm 2024:
[1] Trường Đại học Duy Tân: Xét tuyển khối C02 vào các ngành như Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng,…
[2] Trường Đại học Văn Lang: Xét tuyển khối C02 vào các ngành như Kinh doanh thương mại, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh,…
[3] Trường Đại học Quy Nhơn: Xét tuyển khối C02 vào các ngành như Công nghệ kỹ thuật hoá học, Công nghệ thực phẩm,…
[4] Trường Đại học Cần Thơ: Xét tuyển khối C02 vào các ngành như Kinh tế, Hoá học,…
[5] Trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh: Xét tuyển khối C02 vào các ngành như Quản lý tài nguyên và môi trường, Công nghệ kỹ thuật hoá học,…
[6] Học Viện Chính Sách và Phát Triển: Xét tuyển khối C02 vào các ngành như Quản lý nhà nước, Kinh tế phát triển,…
Khối C02 gồm những môn nào? Tổng hợp trường đại học xét tuyển khối C02 năm 2024? (Hình từ Internet)
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ở khu vực 1 được cộng bao nhiêu điểm ưu tiên?
Căn cứ Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:
Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
1. Ưu tiên theo khu vực (theo Phụ lục I của Quy chế)
a) Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;
b) Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng;
c) Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú:
– Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;
[…]
Theo quy định trên, thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ở khu vực 1 được cộng 0,75 điểm ưu tiên. Khu vực 1 bao gồm các địa điểm sau:
– Các xã khu vực 1, 2, 3 và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi.
– Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
– Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo khi nào?
Căn cứ Điều 23 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo:
Điều 23. Điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo
1. Cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học;
b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo; địa điểm xây dựng bảo đảm môi trường sư phạm, an toàn cho người học, người dạy và người lao động theo nội dung dự án đã cam kết;
c) Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
d) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;
đ) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
e) Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực.
Như vậy, cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học
– Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo; địa điểm xây dựng bảo đảm môi trường sư phạm, an toàn cho người học, người dạy và người lao động theo nội dung dự án đã cam kết
– Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định
– Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu
– Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
– Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Leave a Reply