Trong sách Lịch sử Việt Nam, tập I do Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn, xuất bản tại miền Bắc Việt Nam năm 1971 trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Bình Ngô đại cáo được xem là “bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc Việt Nam, sau “bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên” là bài thơ Nam quốc sơn hà.[1] Một số bài viết và sách được xuất bản tại Việt Nam sau đó cũng cho rằng “Bình Ngô đại cáo” là một bản tuyên ngôn độc lập.
Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hào Châu, xưa thuộc đất Ngô, đó là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356, Chu Nguyên Chương xưng Ngô Quốc Công, 8 năm sau ông cải xưng Ngô Vương. Bởi vậy Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Chương, vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương. Bình Ngô là bình tận gốc gác, giống nòi của giống họ Chu – Thái Tổ nhà Minh.[2]
Theo sách giáo khoa Ngữ văn 10[3]: Bình Ngô đại cáo dịch cho sát nghĩa là: tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô; rồi bổ sung thêm: bài này viết theo thể cáo.
Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9[4]: Bình Ngô đại cáo là bài cáo có quy mô lớn, nói việc dẹp yên giặc Ngô.[2]
Theo ý này, Nguyễn Trãi nhân dịp chiến thắng quân Minh bày tỏ cho thiên hạ thấy cái đại đạo – đạo lý lớn nhất của Việt Nam là đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài Bình ngô đại cáo; vừa là mục đích mà thiên Đại cáo ở sách Thượng thư hằng dương cao. Khi đi đánh Vũ Canh, Chu Thành Vương truyền Đại cáo, bình xong quân Minh, Lê Thái Tổ cũng tuyên đại cáo, tác giả muốn so sánh Lê Thái Tổ với Chu Thành Vương và muốn bài bình Ngô của thời đại vua Lê Thái Tổ mang ý nghĩa ngang tầm với thiên Đại cáo đánh Vũ Canh thời Tây Chu của Trung hoa cổ đại.
Nguyễn Trãi muốn thiên hạ thấy rằng, bài cáo là một văn kiện mang tính pháp luật, có ý nghĩa trọng đại, ngang với văn kiện pháp luật mà Minh Thái Tổ ban bố. Văn kiện của Chu Nguyên Chương tượng trưng cho uy quyền và công cụ bảo vệ nhà Minh, ở Việt Nam, Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ dùng Đại cáo để tuyên bố bình Ngô thắng lợi và khẳng định sự độc lập của Đại Việt.[2]
Năm 1427, quân khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan 2 đạo viện binh của quân Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Lê Thái Tổ sai người mang viên tướng bị bắt sống Hoàng Phúc, hai cái hổ phù, hai dấu đài ngân của quan Chinh Lỗ Phó Tướng Quân về thành Đông Quan cho Vương Thông biết. Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan biết viện binh đã bị thua, hoảng sợ viết thư xin hòa.
Lê Thái Tổ chấp thuận, sai sứ giả mang tờ biểu và vật phẩm sang nhà Minh, vua Minh sai quan Lễ Bộ Thị Lang là Lý Kỳ đưa chiếu sang phong cho Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương[5], bỏ tòa Bố Chính và triệt quân về Tàu. Tháng chạp năm Đinh Mùi, Vương Thông theo lời ước với Bình Định Vương Lê Lợi, đem bộ binh qua sông Nhị Hà, còn thủy quân theo sau. Vì quân Minh tàn bạo, có người khuyên Lê Lợi đem quân mà giết hết đi, Lê Lợi không chấp thuận, cấp lương thảo và vật dụng cho quân Minh trở về. Năm 1428, Lê Lợi dẹp yên quân Minh, liền sai Nguyễn Trãi thay lời ngài làm tờ báo cáo cho thiên hạ biết.[6]
Tờ cáo là một thông báo cho người dân trong nước về việc đánh bại nhà Minh và sự khẳng định sự độc lập của Đại Việt. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, Nguyễn Trãi sử dụng Bình Ngô đại cáo để chứng minh tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trả lời câu hỏi tại sao quân khởi nghĩa Lam Sơn có thể chiến thắng quân đội nhà Minh đó là chính sách dựa vào nhân dân.
Bài Bình Ngô đại cáo là thông báo bằng văn bản và được viết theo thể văn biền ngẫu. Nguyên tác được viết bằng chữ Hán, và được các học giả như Ngô Tất Tố, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim dịch sang tiếng Việt. Kết cấu bài cáo gồm 5 đoạn:
- Nguyên tác:
- 代天行化皇上若曰。
- 蓋聞:
- 仁義之舉,要在安民,
- 弔伐之師莫先去暴。
- 惟,我大越之國,
- 實為文獻之邦。
- 山川之封域既殊,
- 南北之風俗亦異。
- 自趙丁李陳之肇造我國,
- 與漢唐宋元而各帝一方。
- 雖強弱時有不同
- 而豪傑世未常乏。
- 故劉龔貪功以取敗,
- 而趙禼好大以促亡。
- 唆都既擒於鹹子關,
- 烏馬又殪於白藤海。
- 嵇諸往古,
- 厥有明徵。
- 頃因胡政之煩苛。
- 至使人心之怨叛。
- 狂明伺隙,因以毒我民;
- 惡黨懷奸,竟以賣我國。
- 焮蒼生於虐焰,
- 陷赤子於禍坑。
- 欺天罔民,詭計蓋千萬狀;
- 連兵結釁稔惡殆二十年。
- 敗義傷仁,乾坤幾乎欲息;
- 重科厚歛,山澤靡有孑遺。
- 開金場塞冒嵐瘴而斧山淘沙,
- 採明珠則觸蛟龍而緪腰汆海。
- 擾民設玄鹿之陷阱,
- 殄物織翠禽之網羅。
- 昆虫草木皆不得以遂其生,
- 鰥寡顛連俱不獲以安其所。
- 浚生靈之血以潤桀黠之吻牙;
- 極土木之功以崇公私之廨宇。
- 州里之征徭重困,
- 閭閻之杼柚皆空。
- 決東海之水不足以濯其污,
- 罄南山之竹不足以書其惡。
- 神民之所共憤,
- 天地之所不容。
- 予:
- 奮跡藍山,
- 棲身荒野。
- 念世讎豈可共戴,
- 誓逆賊難與俱生。
- 痛心疾首者垂十餘年,
- 嘗膽臥薪者蓋非一日。
- 發憤忘食,每研覃韜略之書,
- 即古驗今,細推究興亡之理。
- 圖回之志,
- 寤寐不忘。
- 當義旗初起之時,
- 正賊勢方張之日。
- 奈以:
- 人才秋葉,
- 俊傑晨星。
- 奔走先後者既乏其人,
- 謀謨帷幄者又寡其助。
- 特以救民之念,每鬱鬱而欲東;
- 故於待賢之車,常汲汲已虛左。
- 然其:
- 得人之效茫若望洋,
- 由己之誠甚於拯溺。
- 憤兇徒之未滅,
- 念國步之遭迍。
- 靈山之食盡兼旬,
- 瑰縣之眾無一旅。
- 蓋天欲困我以降厥任,
- 故與益勵志以濟于難。
- 揭竿為旗,氓隸之徒四集
- 投醪饗士,父子之兵一心。
- 以弱制彊,或攻人之不備;
- 以寡敵眾常設伏以出奇。
- 卒能:
- 以大義而勝兇殘,
- 以至仁而易彊暴。
- 蒲藤之霆驅電掣,
- 茶麟之竹破灰飛。
- 士氣以之益增,
- 軍聲以之大振。
- 陳智山壽聞風而;褫魄,
- 李安方政假息以偷生。
- 乘勝長驅,西京既為我有;
- 選兵進取,東都盡復舊疆。
- 寧橋之血成川,流腥萬里;
- 窣洞之屍積野,遺臭千年。
- 陳洽賊之腹心,既梟其首;
- 李亮賊之奸蠹,又暴厥屍。
- 王通理亂而焚者益焚,
- 馬瑛救鬥而怒者益怒。
- 彼智窮而力盡,束手待亡;
- 我謀伐而心攻,不戰自屈。
- 謂彼必易心而改慮,
- 豈意復作孽以速辜。
- 執一己之見以嫁禍於他人,
- 貪一時之功以貽笑於天下。
- 遂靈宣德之狡童,黷兵無厭;
- 仍命晟昇之懦將,以油救焚。
- 丁未九月柳昇遂引兵猶邱溫而進,
- 本年十月木晟又分途自雲南而來。
- 予前既選兵塞險以摧其鋒,
- 予後再調兵截路以斷其食。
- 本月十八日柳昇為我軍所攻,計墜於支稜之野;
- 本月二十日柳昇又為我軍所敗,身死於馬鞍之山。
- 二十五日保定伯梁銘陣陷而喪軀,
- 二十八日尚書李慶計窮而刎首。
- 我遂迎刃而解,
- 彼自倒戈相攻。
- 繼而四面添兵以包圍,
- 期以十月中旬而殄滅。
- 爰選貔貅之士,
- 申命爪牙之臣。
- 飲象而河水乾,
- 磨刀而山石鈌。
- 一鼓而鯨刳鱷斷,
- 再鼓而鳥散麇驚。
- 決潰蟻於崩堤,
- 振剛風於稿葉。
- 都督崔聚膝行而送款,
- 尚書黃福面縛以就擒。
- 僵屍塞諒江諒山之途,
- 戰血赤昌江平灘之水。
- 風雲為之變色,
- 日月慘以無光。
- 其雲南兵為我軍所扼於梨花,自恫疑虛喝而先以破腑;
- 其沐晟眾聞昇軍所敗於芹站,遂躪藉奔潰而僅得脫身。
- 冷溝之血杵漂,江水為之嗚咽;
- 丹舍之屍山積,野草為之殷紅。
- 兩路救兵既不旋踵而俱敗,
- 各城窮寇亦將解甲以出降。
- 賊首成擒,彼既掉餓虎乞憐之尾;
- 神武不殺,予亦體上帝孝生之心。
- 參將方政,內官馬騏,先給艦五百餘艘,既渡海而猶且魂飛魄散;
- 總兵王通,參政馬瑛,又給馬數千餘匹,已還國而益自股慄心驚。
- 彼既畏死貪生,而修好有誠;
- 予以全軍為上,而欲民之得息。
- 非惟謀計之極其深遠,
- 蓋亦古今之所未見聞。
- 社稷以之奠安,
- 山川以之改觀。
- 乾坤既否而復泰,
- 日月既晦而復明。
- 于以開萬世太平之基,
- 于以雪天古無窮之恥。
- 是由天地祖宗之靈有,
- 以默相陰佑而致然也!
- 於戲!
- 一戎大定,
- 迄成無兢之功;
- 四海永清,
- 誕布維新之誥。
- 播告遐邇,
- 咸使聞知。
- Hán Việt:
- Đại thiên hành hoá hoàng thượng nhược viết:
- Cái văn:
- Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
- Điếu phạt chi sư mạc tiên khử bạo.
- Duy, ngã Đại Việt chi quốc,
- Thực vi văn hiến chi bang.
- Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
- Nam bắc chi phong tục diệc dị.
- Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
- Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.
- Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
- Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.
- Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại,
- Nhi Triệu Tiết hiếu đại dĩ xúc vong.
- Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan,
- Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.[7]
- Kê chư vãng cổ,
- Quyết hữu minh trưng.
- Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà.
- Chí sử nhân tâm chi oán bạn.
- Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
- Ác Đảng hoài gian, cánh dĩ mại ngã quốc.
- Hân thương sinh ư ngược diệm,
- Hãm xích tử ư hoạ khanh.
- Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
- Liên binh kết hấn nẫm ác đãi nhị thập niên.
- Bại nghĩa thương nhân, càn khôn kỷ hồ dục tức;
- Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mi hữu kiết di.
- Khai kim trường tái mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
- Thái minh châu tắc xúc giao long nhi căng yêu thộn hải.
- Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
- Điển vật chức thuý cầm chi võng la.
- Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
- Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
- Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
- Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
- Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
- Lư diêm chi trữ trục giai không.
- Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
- Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.
- Thần dân chi sở cộng phẫn,
- Thiên địa chi sở bất dung.
- Dư:
- Phấn tích Lam Sơn,
- Thê thân hoang dã.
- Niệm thế thù khởi khả cộng đới,
- Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh.
- Thống tâm tật thủ giả thuỳ thập dư niên,
- Thường đảm ngoạ tân giả cái phi nhất nhật.
- Phát phẫn vong thực, mỗi nghiên đàm thao lược chi thư,
- Tức cổ nghiệm kim, tế suy cứu hưng vong chi lý.
- Đồ hồi chi chí,
- Ngộ mị bất vong.
- Đương nghĩa kỳ sơ khởi chi thì,
- Chính tặc thế phương trương chi nhật.
- Nại dĩ:
- Nhân tài thu diệp,
- Tuấn kiệt thần tinh.
- Bôn tẩu tiên hậu giả ký phạp kỳ nhân,
- Mưu mô duy ác giả hựu quả kỳ trợ.
- Đặc dĩ cứu dân chi niệm, mỗi uất uất nhi dục đông;
- Cố ư đãi hiền chi xa, thường cấp cấp dĩ hư tả.
- Nhiên kỳ:
- Đắc nhân chi hiệu mang nhược vọng dương,
- Do kỷ chi thành thậm ư chửng nịch.
- Phẫn hung đồ chi vị diệt,
- Niệm quốc bộ chi tao truân.
- Linh Sơn chi thực tận kiêm tuần,
- Khôi Huyện chi chúng vô nhất lữ.
- Cái thiên dục khốn ngã dĩ giáng quyết nhiệm,
- Cố dữ ích lệ chí dĩ tế vu nan.
- Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập;
- Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm.
- Dĩ nhược chế cường, hoặc công nhân chi bất bị;
- Dĩ quả địch chúng thường thiết phục dĩ xuất kỳ.
- Tốt năng:
- Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,
- Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo.
- Bồ Đằng chi đình khu điện xế,
- Trà Lân chi trúc phá hôi phi.
- Sĩ khí dĩ chi ích tăng,
- Quân thanh dĩ chi đại chấn.
- Trần Trí, Sơn Thọ văn phong nhi sỉ phách,
- Lý An, Phương Chính giả tức dĩ thâu sinh.
- Thừa thắng trường khu, Tây Kinh ký vị ngã hữu;
- Tuyển binh tiến thủ, Đông Đô tận phục cựu cương.
- Ninh Kiều chi huyết thành xuyên, lưu tinh vạn lý;
- Tốt Động chi thi tích dã, di xú thiên niên.
- Trần Hiệp tặc chi phúc tâm, ký kiêu kỳ thủ;
- Lý Lượng tặc chi gian đố, hựu bạo quyết thi.
- Vương Thông lý loạn nhi phần giả ích phần,
- Mã Anh cứu đấu nhi nộ giả ích nộ.
- Bỉ trí cùng nhi lực tận, thúc thủ đãi vong;
- Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất.
- Vị bỉ tất dị tâm nhi cải lự,
- Khởi ý phục tác nghiệt dĩ tốc cô.
- Chấp nhất kỷ chi kiến dĩ giá hoạ ư tha nhân,
- Tham nhất thì chi công dĩ di tiếu ư thiên hạ.
- Toại linh Tuyên Đức chi giảo đồng, độc binh vô yếm;
- Nhưng mệnh Thạnh Thăng chi noạ tướng, dĩ du cứu phần.
- Đinh vị cửu nguyệt Liễu Thăng toại dẫn binh do Khâu Ôn nhi tiến,
- Nản niên thập nguyệt Mộc Thạnh hựu phân đồ tự Vân Nam nhi lai.
- Dư tiền ký tuyển binh tái hiểm dĩ tồi kỳ phong,
- Dư hậu tái điều binh tiệt lộ dĩ đoạn kỳ thực.
- Bản nguyệt thập bát nhật Liễu Thăng vị ngã quân sở công, kế truỵ ư Chi Lăng chi dã;
- Bản nguyệt nhị thập nhật Liễu Thăng hựu vị ngã quân sở bại, thân tử ư Mã An chi sơn.
- Nhị thập ngũ nhật Bảo Định bá Lương Minh trận hãm nhi táng khu,
- Nhị thập bát nhật Thượng thư Lý Khánh kế cùng nhi vẫn thủ.
- Ngã toại nghênh nhận nhi giải,
- Bỉ tự đảo qua tương công.
- Kế nhi tứ diện thiêm binh dĩ bao vi,
- Kỳ dĩ thập nguyệt trung tuần nhi điễn diệt.
- Viên tuyển tì hưu chi sĩ,
- Thân mệnh trảo nha chi thần.
- Ẩm tượng nhi hà thủy càn,
- Ma đao nhi sơn thạch khuyết.
- Nhất cổ nhi kình khô ngạc đoạn,
- Tái cổ nhi điểu tán quân kinh.
- Quyết hội nghĩ ư băng đê,
- Chấn cương phong ư cảo diệp.
- Đô đốc Thôi Tụ tất hành nhi tống khoản,
- Thượng thư Hoàng Phúc diện phọc dĩ tựu cầm.
- Cương thi tái Lượng Giang, Lượng Sơn chi đồ,
- Chiến huyết xích Xương Giang, Bình Than chi thủy.
- Phong vân vị chi biến sắc,
- Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang.
- Kỳ Vân Nam binh vị ngã quân sở ách ư Lê Hoa, tự đỗng nghi hư hạt nhi tiên dĩ phá phủ;
- Kỳ Mộc Thạnh chúng văn Thăng quân sở bại ư Cần Trạm, toại lận tạ bôn hội nhi cận đắc thoát thân.
- Lãnh Câu chi huyết chử phiếu, giang thủy vị chi ô yết;
- Đan Xá chi thi sơn tích, dã thảo vị chi ân hồng.
- Lưỡng lộ cứu binh ký bất toàn chủng nhi câu bại,
- Các thành cùng khấu diệc tướng giải giáp dĩ xuất hàng.
- Tặc thủ thành cầm, bỉ ký trạo ngạ hổ khất liên chi vĩ;
- Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm.
- Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, ký độ hải nhi do thả hồn phi phách tán;
- Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh.
- Bỉ ký uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành;
- Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức.
- Phi duy mưu kế chi cực kỳ thâm viễn,
- Cái diệc cổ kim chi sở vị kiến văn.
- Xã tắc dĩ chi điện an,
- Sơn xuyên dĩ chi cải quan.
- Càn khôn ký bĩ nhi phục thái,
- Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh.
- Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,
- Vu dĩ tuyết thiên cổ vô cùng chi sỉ.
- Thị do thiên địa tổ tông chi linh hữu,
- Dĩ mặc tương âm hữu nhi trí nhiên dã.
- Ô hô!
- Nhất nhung đại định,
- Hất thành vô cạnh chi công;
- Tứ hải vĩnh thanh,
- Đản bố duy tân chi cáo.
- Bá cáo hà nhĩ,
- Hàm sử văn tri.
nhưng theo nhà sử học Lê Quý Đôn, Lam Sơn thực lục đã bị sửa chữa nhiều lần, không phải là bản gốc nữa.
Theo sách Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận[8], soạn giả Lê Tung[9] khi bình về vua Lê Thái Tổ, Lê Tung viết rằng: Bình Ngô Đại Cáo không câu nào không là lời nhân nghĩa, trung tín; Lam Sơn Thực Lục không chỗ nào không là đạo tu tề trị bình.
Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học chức năng hành chính quan trọng không chỉ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam. Trong tác phẩm này, tác giả đã kết hợp một cách uyển chuyển giữa tính chân xác lịch sử với chất sử thi anh hùng ca qua lối văn biền ngẫu mẫu mực của một ngọn bút tài hoa uyên thâm Hán học. Chính vì thế, Bình Ngô đại cáo đã trở thành tác phẩm cổ điển sớm đi vào sách Giáo khoa từ Phổ thông cơ sở đến Phổ thông trung học và được giảng dạy ở tất cả các trường Cao đẳng, Đại học ngành khoa học xã hội – nhân văn ở Việt Nam.[2]
Leave a Reply