Em ơi cho anh hỏi: Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sấm sét là do đâu? Trạm khí tượng thủy văn hiện nay có công việc định vị sét hay không em? Mong nhận được câu trả lời sớm! Đây là câu hỏi của anh A.G đến từ Lâm Đồng.
Sấm sét là gì nguyên nhân xảy ra hiện tượng này do đâu?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 có giải thích khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển.
Và sét là hiện tượng khí tượng phóng điện từ đám mây xuống mặt đất. Khi phóng điện, cường độ dòng điện của tia chớp, sét lên đến 300.000 ampe, điện thế 126 triệu vôn nên không khí nơi luồng điện này đi qua bị đốt nóng cực nhanh đến trên 15.000 o C khiến chúng giãn nở đột ngột gây ra tiếng nổ, đó là sấm.
Nguyên nhân sinh ra sấm sét:
Là do có những luồng không khí bốc lên và đi xuống bị đốt nóng không đều. Hơi nước nóng bốc lên, ngưng tụ và đóng băng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Năng lượng này làm cho không khí bốc lên nhanh hơn và các giọt nước trong đó bị cọ xát rất mạnh vào các tinh thể băng từ trên rơi xuống sinh ra tĩnh điện.
Những dòng không khí đi lên mạnh mẽ và không đều làm cho các hạt nước ở phần bên dưới của đám mây bị tán nhỏ và vỡ vụn. Những phần nhỏ bên ngoài của hạt nước bị tách ra mang điện âm, nhân còn lại lớn hơn mang điện dương.
Các hạt nước lớn mang điện dương tập trung ở phần trước còn các điện âm tập trung ở những hạt nước nhỏ được dòng không khí cuốn tới các phần khác của đám mây. Sự tích điện trái dấu của các phần của một đám mây hoặc giữa các đám mây gây ra hiện tượng phóng điện mà ta thường gọi là chớp.
Mặt đất giống như một đám mây khổng lồ mang điện âm nên thường xảy ra hiện tượng phóng điện từ các đám mây dông xuống những nơi nhô cao hơn của mặt đất, tạo thành sét.
Sấm sét là gì và nguyên nhân do đâu? (Hình từ Internet)
Trạm khí tượng thủy văn hiện nay có công việc định vị sét hay không?
Trạm khí tượng thủy văn hiện nay có công việc định vị sét hay không, thì theo khoản 17 Điều 3 Luật Khí tượng thủy văn 2015 có giải thích như sau:
Trạm khí tượng thủy văn là nơi được lựa chọn theo các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn để đặt một hoặc nhiều công trình khí tượng thủy văn, gồm các loại:
– Trạm khí tượng bề mặt,
– Trạm khí tượng trên cao,
– Trạm ra đa thời tiết,
– Trạm khí tượng nông nghiệp,
– Trạm thủy văn, trạm hải văn,
– Trạm đo mưa,
– Trạm định vị sét
– Các loại trạm chuyên đề khác.
Theo đó, trạm khí tượng thủy văn hiện nay có trạm định vị sét sẽ thực hiện công việc định vị sét.
Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được thực hiện như thế nào?
Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được thực hiện theo Điều 11 Luật Khí tượng thủy văn 2015, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 9 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
– Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia là quy hoạch ngành quốc gia.
– Việc lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
+ Bảo đảm việc quan trắc trên mạng lưới phản ánh được diễn biến theo không gian, thời gian của yếu tố khí tượng thủy văn cần quan trắc, đáp ứng mục đích khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, phục vụ bảo đảm bộ dữ liệu nền về thời tiết, khí hậu quốc gia, hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn, theo dõi, giám sát thiên tai khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và phát triển kinh tế – xã hội;
+ Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu chia sẻ dữ liệu giữa các mạng lưới quan trắc, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
– Căn cứ lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
+ Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; chiến lược quốc gia về tài nguyên nước; chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông và chiến lược, kế hoạch khác có liên quan;
+ Kết quả thực hiện chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ trước, kết quả hoạt động xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn và nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho ngành, lĩnh vực, địa phương có liên quan khác;
+ Tiến bộ khoa học và công nghệ về quan trắc, đo đạc, truyền tin, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu.
– Thời kỳ quy hoạch, nội dung quy hoạch, việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Leave a Reply