1. Giới thiệu phần mềm Vulkan Runtime Libraries là gì?
Khi thế giới công nghệ ngày càng phát triển, phải công nhận một điều rằng, trí tuệ của con người cũng rất vô hạn khi có thể tạo ra được rất nhiều thứ khác nhau mà con người ta không bao giờ nghĩ đến. Công nghệ cũng khiến cho cuộc sống, công việc trở nên thuận tiện hơn rất là nhiều. Nếu như các bạn nghĩ rằng các nhà phát hàng game phải tạo ra từng chi tiết nhỏ nhặt, từ viết việc cẩn thận viết code thì nó cũng chỉ đúng một phần thôi. Việc sản xuất game thực sự không điều đơn giản nhưng có những trí tuệ đã sáng tạo nên những phần mềm có thể tiết chế lại rất nhiều cho ngành công nghiệp game. Cùng tìm hiểu về phần mềm ấy ngay dưới đây.
1.1. Giới thiệu tổng quan về Vulkan Runtime Libraries
1.1.1. Thế nào là Vulkan Runtime Libraries?
Vulkan Runtime Libraries là một giao diện lập trình ứng dụng (API) được sử dụng cho đồ họa 3D máy tính chỉ với chi phí thấp. Vulkan Runtime Libraries hướng đến việc cung cấp ứng dụng đồ họa chất lượng cao như trò chơi điện tử, các phương tiện tương tác trên nền tảng. Đây là một giao diện API khá dễ tiếp cận mà các lập trình viên có thể sử dụng để thiết lập trò chơi mới.
Ngoài cung cấp đồ họa 3D thì Vulkan Runtime Libraries cũng cung cấp khả năng trình bày đồ họa 2D. Vulkan cũng tương tự như các đồ họa phiên bản cũ hơn chẳng hạn như DirectX, Microsoft và Open Graphics Library (OpenGL) nhưng Vulkan đã xây dựng và thiết kế lại để có thể cân bằng CPU và GPU được tốt hơn. Sự khác biệt lớn giữa Vulkan và so với các phần mềm khác đó là cung cấp một thư viện dồi dào, tốc độ làm việc hiệu quả dựa trên các bộ vi xử lý cực mạnh của đa nhân, bên cạnh đó phần mềm cũng sử dụng các tác vụ khác song song. Ngoài việc sử dụng CPU cân bằng với GPU, Vulkan cũng đã có những điều tiết, phân phối tốt hơn giữa các lõi CPU này.
1.1.2. Nguồn gốc của Vulkan Runtime Libraries
Tiền thân của Vulkan Runtime Libraries chính là OpenGL, chính là giao diện ra đời trước cả DirectX. Trước đây, OpenGL và DirectX là hai đối thủ cạnh tranh rất khốc liệt với nhau trong lĩnh vực API. Càng đi về sau, OpenGL càng trở nên yếu thế, kém phát triển, lâu dần OpenGL lại càng khó tích hợp nên đã thụt lùi hẳn về sau so với DirectX. Đến năm 2024, một hãng tên AMD đã bắt đầu tạo ra một thư viện, một thế giới API riêng của họ mang tên Mantle, thư viện này đã được sáng tạo kể từ khi AMD phát hiện thấy sự kém phát triển của lĩnh vực này.
AMD đã phát hiện ra điểm yếu mà các API khác không nhận ra được đó chính là khả năng tinh chỉnh mức độ mã hóa ở mức cực thấp. Điều đó có nghĩa là các lập trình viên thay vì sử dụng những phần mềm rất nặng có thể sử dụng Mantle với các hiệu suất vô cùng lớn. Một khoảng thời gian sau đó, lại có phần mềm Vulkan được công bố trên thị trường bởi Khronos Group, ban đầu phần mềm này còn được gọi là “sáng kiến OpenGL thế hệ tiếp theo”. Tuy nhiên cái tên này đã dừng lại vì khi Vulkan được công bố. Thực chất Vulkan có nguồn gốc từ AMD’s Mantle API đấy.
Bạn có đang thắc mắc rằng sau Mantle lúc này lại thành Vulkan rồi không? Dù phát hành Mantle ban đầu có nhiều ưu điểm, thế nhưng AMD đã có những quyết định sai lầm khi chỉ cho phép thư viện này hoạt động trên các đồ họa cũng công ty sản xuất. Điều đó cũng gây nên sức ép cho các nhà phát triển game, nó cũng dẫn đến những công đoạn tiêu tốn thời gian, tiền bạc và cả nguồn lực. Chính vì thế mà Mantle nhanh chóng bị chìm vào quên lãng và cuối cùng Mantla đã phải bán bộ nguồn cho Vulkan.
1.2. So sánh Vulkan với DirectX 12
Tính đến thời điểm hiện tại thì DirectX 12 là một trong những phần mềm hiện đại chiếm được nhiều ưu thế trên thị trường. Nhờ có DirectX mà nền tảng Windows mới có sự phát triển mạnh về game như hiện nay. DirectX chính là phiên bản đang được cải tiến rất nhiều, có sự phát triển vượt bậc hơn cả. Có một điều đặc biệt đối với người chơi rằng, họ có thể mở ra tốc độ khung hình PS4, mở video đến 4K, và đặc biệt khi mở trên bản PC còn có rất nhiều tính năng khác nữa.
Để so sánh thì có thể nói rằng Vulkan và DirectX 12 có sự ngang bằng nhau về hiệu suất. Những tính năng nổi bật nào có ở DirectX 12 thì ở Vulkan cũng cung cấp được như vậy chẳng hạn như việc phân chia luồng của CPU, can thiệp trên tập lệnh GPU….Có một điểm khác biệt giữa 2 phần mềm này đó chính là, DirectX chạy trên hệ điều hành windows 10, còn Vulkan có chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows 7, 8, 9….. Điều này cũng chứng tỏ ưu điểm của Vulkan so với DirectX. Mặc dù đã có nhiều máy nâng cấp lên Win 10, 11, thế nhưng số lượng dùng Win 7,8,9 vẫn còn rất nhiều.
Dù có thiết kế, lập trình game cũng đều cần phải dựa vào API thì các lập trình viên mới có thể giao tiếp với phần cứng nên API cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất phần cứng của game khi nó được vận hành. Cho dù lập trình viên có có sử dụng phần mềm nào thì cũng mang lại lợi ích riêng và phù hợp với họ, bởi mỗi phần mềm lại có những ưu nhược điểm riêng. Nếu người dùng sử dụng Vulkan Runtime Libraries thì họ sẽ có lợi thế cao về hiệu suất của GPU. Còn nếu sử dụng DirectX thì nó sẽ tối ưu mảng GPU hơn so với Vulkan
Có thể thấy rằng mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm nhất định, được cái này thì mất cái kia, còn phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng như thế nào để lựa chọn phần mềm cho phù hợp với họ với định hướng của họ. Và dù thế nào các lập trình viên cũng như các nhà phát hành đã và đang cố gắng tạo nên một thế giới game thật sôi động và nhiều màu sắc cho cả thế giới.
2. Có nên xóa Vulkan Runtime Libraries hay không?
Nếu như bạn phát hiện trên máy tính của bạn đã có cài đặt sẵn Vulkan thì khả năng cao máy tính của bạn đang dùng một card đồ họa rời. Đừng vội xóa hết phần mềm này nhé, vì khả năng cao nữa là bạn đã được cài đồ họa mới nhất rồi.
Tại sao bạn lại không nên xóa, không chỉ vì bởi nó mới thôi đâu mà phần mềm này còn cho phép máy tính của bạn tham gia vào các trò chơi. Nếu bạn xóa đi, đồng nghĩa với bạn không thể chơi các trò chơi được. Bên cạnh đó, rất khó còn cách nào để cài lại Vulkan nếu muốn cài lại được phần mềm thì bạn phải cài lại driver cho card đồ họa.
Bạn có thể an tâm rằng phần mềm Vulkan Runtime Libraries trong máy không tốn nhiều dung lượng và không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy đâu nhé.
Vậy là timviec365.vn đã giới thiệu với bạn xong về những thông tin liên quan về phần mềm Vulkan Runtime Libraries là gì. Những kiến thức sẽ thật trân quý khi nó trở thành chất liệu của bạn.
Leave a Reply