Đông máu là quá trình hình thành cục máu đông, bình thường sẽ có tác dụng bảo vệ cơ thể khi bị chảy máu, ngăn cho máu không bị mất đi. Quá trình đông máu cần sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó có Fibrinogen. Vậy Fibrinogen là chất gì và xét nghiệm fibrinogen có ý nghĩa như thế nào?
1. Fibrinogen là gì?
Fibrinogen là một loại protein được tổng hợp từ gan, bản chất là một Glycoprotein có trọng lượng phân tử 340.000. Đây là chất có mặt trong huyết tương, có vai trò là một yếu tố đông máu rất cần thiết cho sự hình thành cục máu đông.
Khi cơ thể có một mô hoặc thành mạch bị tổn thương, quá trình đông máu được diễn ra, hình thành cục máu đông tại chỗ chấn thương để giúp cầm máu. Các tiểu cầu kết hợp lại tại chỗ, tạo thành đinh tiểu cầu, đồng thời các yếu tố đông máu được kích hoạt cùng tham gia vào quá trình đông máu.
Hình 1: Sơ đồ quá trình đông máu huyết tương
Fibrinogen trong huyết tương tham gia vào giai đoạn gần cuối của quá trình này, chuyển đổi thành dạng fibrin không tan. Các sợi fibrin không tan này đan xen chéo với nhau thành mạng lưới, bắt giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông ổn định, nhờ đó ngăn cản sự mất máu khỏi lòng mạch. Cục máu đông này tồn tại tới khi vị trí tổn thương được chữa lành.
Fibrinogen cũng được gọi là chất phản ứng giai đoạn cấp tính, cùng với các chất phản ứng viêm khác như CRP. Khảo sát nồng độ của các chất này trong máu có thể giúp đánh giá tình trạng viêm của cơ thể.
2. Thực hiện xét nghiệm fibrinogen trong trường hợp nào?
Xét nghiệm fibrinogen đánh giá nồng độ protein này trong huyết tương, được sử dụng trong một số trường hợp:
-
Phát hiện một tình trạng viêm nhiễm.
-
Xem xét chức năng đông máu đường chung của cơ thể.
Hình 2: Hình ảnh chảy máu mũi
-
Phát hiện bất thường fibrinogen, bẩm sinh hoặc mắc phải do một nguyên nhân nào đó.
-
Theo dõi sự tiến triển của người bệnh trong quá trình điều trị tiêu fibrin.
-
Theo dõi tình trạng tiến triển của người bệnh mắc các bệnh về gan.
3. Xét nghiệm fibrinogen có ý nghĩa gì?
Việc xác định nồng độ fibrinogen trong máu mang lại nhiều ý nghĩa trong đánh giá, chẩn đoán một số bệnh lý của cơ thể, cụ thể:
-
Đánh giá mức độ viêm trong các bệnh lý nhiễm khuẩn, ung thư, các bệnh tự miễn.
-
Đánh giá tình trạng bệnh của các bệnh nhân mắc bệnh gan.
-
Đánh giá bilan trước khi mổ hoặc trước một cuộc chuyển dạ.
-
Theo dõi bệnh lý rối loạn đông máu.
-
Xác định tình trạng giảm hoặc rối loạn fibrinogen.
-
Tìm kiếm căn nguyên gây huyết khối đối với các bệnh nhân bị huyết khối.
Hình 3: Hình ảnh huyết khối
Bình thường Fibrinogen trong huyết tương có nồng độ 200-400 mg/dL. Có nhiều nguyên nhân gây tăng hoặc giảm nồng độ chất này trong máu.
Các nguyên nhân có thể kể đến gây tăng nồng độ fibrinogen trong máu như:
-
Nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh viêm mạn tính.
-
Mắc các bệnh lý liên quan đến khối u, u lympho.
-
Mắc các bệnh tự miễn.
-
Bệnh lý về thận như hội chứng thận hư.
-
Nhồi máu cơ tim cấp, bệnh mạch vành.
-
Đột quỵ.
-
Chấn thương
-
Phụ nữ mang thai.
-
Giai đoạn người bệnh sau phẫu thuật.
Khi lượng fibrinogen trong máu tăng có thể tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch từ đó có tăng nguy cơ về các bệnh lý tim mạch.
Nồng độ fibrinogen trong máu giảm sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành cục máu đông hay nói chung ảnh hưởng đến quá trình đông máu, cầm máu của cơ thể. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm fibrinogen như:
-
Mắc các bệnh lý gan nặng, gây giảm tổng hợp.
-
Mắc hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC).
-
Các bệnh lý liên quan đến cục máu đông, huyết khối.
-
Sử dụng các thuốc gây tiêu fibrin.
-
Mắc bệnh lý giảm fibrinogen trong máu bẩm sinh: đây là dạng bệnh lý hiếm gặp, người bệnh từ khi sinh ra không sản xuất đủ lượng fibrinogen.
-
Mắc bệnh lý không có fibrinogen trong máu bẩm sinh: bệnh lý này rất hiếm gặp, người bệnh từ khi sinh ra đã mất khả năng tổng hợp fibrinogen.
-
Rối loạn chất lượng fibrinogen trong máu bẩm sinh.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm fibrinogen
Thông thường mẫu xét nghiệm là mẫu máu được lấy vào ống nghiệm có chất chống đông Natri citrat 3,8 %, sau đó lắc đều để máu và chất chống đông được trộn lẫn vào nhau. Mẫu được đem ly tâm theo quy định và tách huyết tương để thực hiện xét nghiệm.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, cụ thể như sau:
-
Mẫu xét nghiệm lấy thiếu thể tích.
-
Tình trạng vỡ hồng cầu của mẫu xét nghiệm.
-
Bệnh nhân được truyền máu gần thời gian thực hiện xét nghiệm.
Hình 4: Sử dụng thuốc tránh thai ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
-
Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hạ Cholesterol máu, Estrogen,…
5. Xét nghiệm fibrinogen tại đâu uy tín?
Để đảm bảo sự chính xác của kết quả xét nghiệm, cần thực hiện nghiêm túc và chính xác ngay từ bước chuẩn bị, lấy mẫu xét nghiệm, vận hành máy xét nghiệm đến nhận định kết quả và trả kết quả. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng xét nghiệm hàng đầu. Bệnh viện có Trung tâm xét nghiệm đạt và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.
Bệnh viện có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn đồng thời sử dụng hệ thống thiết bị xét nghiệm hiện đại, tự động, luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của cộng đồng.
Trong thời điểm hiện nay, với khuyến cáo hạn chế tới nơi đông người do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì nên lựa chọn xét nghiệm tại đâu để an tâm. Đây là câu hỏi mà bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng trả lời bằng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Đây là dịch vụ mà bệnh viện đã cung cấp từ những ngày đầu trong hơn 24 năm qua, được cộng đồng hết sức ủng hộ và tin tưởng.
Thông qua tổng đài 1900 56 56 56, bạn sẽ được hỗ trợ sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và nhiều dịch vụ y tế thông minh khác. Hãy nhấc máy và liên hệ tới tổng đài để được các tổng đài viên của bệnh viện tư vấn cụ thể.
Leave a Reply