TỔNG QUAN
INFJ (Người che chở) là những người có tư duy sâu
sắc và vô cùng nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý của người khác. Họ sở hữu
lòng trắc ẩn vĩ đại, tràn đầy khát vọng mãnh liệt về một thế giới tốt đẹp hơn.
Chính vì vậy, các INFJ luôn đặt tâm huyết vào việc xây dựng mối quan hệ, coi việc
giúp đỡ, động viên người khác như một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
INFJ là viết tắt của những chữ cái
gì?
●
I – Hướng
nội: Đối với
những người thuộc nhóm tính cách INFJ, thế giới ẩn sâu bên trong mỗi chúng ta mới
là thế giới thật. Ngược lại, thế giới bên ngoài là nơi thuộc về những người E –
Hướng ngoại.
●
N – Trực
giác: Bạn tập
trung vào ý nghĩa của sự vật, sự việc, khác với những người có tính cách S –
Giác quan sử dụng cả năm giác quan thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, cảm
giác để nhìn nhận và đánh giá.
●
F – Cảm
xúc: Bạn đưa
ra quyết định chủ yếu dựa trên cảm nhận cá nhân. Ngược lại, những người có tính
cách T – Lý trí lại đưa ra quyết định dựa vào số liệu và đo lường chính xác.
●
J –
Nguyên tắc:
Bạn dựa vào cấu trúc sẵn có để thoải mái đưa ra quan điểm mà không phải mất
công suy xét nhiều. Trong khi đó, những người thiên về tính cách P – Linh hoạt
lại thích môi trường tự do và họ sẽ tự sắp đặt quy tắc bên trong cho mình.
Trực giác mạnh
Các INFJ tập trung vào cuộc sống
nội tâm bên trong, suy nghĩ và đánh giá sự việc thông qua trực giác. Mặt khác,
họ cũng đánh giá sự việc bằng cách cảm nhận thực tế thông qua các giác quan,
tuy nhiên điều này thường hiếm khi xảy ra bởi các INFJ thường thiên về tính
cách N (Trực giác).
Trật tự và ngăn nắp
Các INFJ thích sự trật tự và
ngăn nắp. Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, những người thuộc nhóm tính
cách INFJ sẽ dành thời gian để phân tích mức độ ưu tiên, liệt kê ra các biện
pháp thực hiện cũng như phương án dự phòng thích hợp, sắp xếp các bước tiến
hành, từ đó cho ra đáp án tối ưu nhất kể cả về mặt hiệu quả lẫn năng suất. Tuy
nhiên, bởi sâu thẳm trong thâm tâm các INFJ vẫn bị tính cách N (Trực giác) ảnh
hưởng rất nhiều, nên đôi khi họ sẽ vô thức làm ra những hành động có phần “nổi
loạn”, hoàn toàn không đi theo bất cứ trật tự, quy tắc nào mà họ đã vẽ ra.
“Trong nóng ngoài lạnh”
Tuy tâm hồn có phần “hỗn loạn”
nhưng các INFJ là những người vô cùng ấm áp, “trong nóng ngoài lạnh”, tuy thờ ơ
ở mặt ngoài như trong lòng lại đang dậy sóng. Đối với những người thân cận, các
INFJ luôn chiếm một vị trí đặc biệt không thể thay thế. Các INFJ biết đặt mình
vào góc nhìn của người khác và luôn cố gắng để không làm phật lòng bất cứ ai. Họ
luôn né tránh xung đột ở mức tối đa bởi những cuộc cãi vã sẽ khiến các INFJ rơi
vào tâm trạng nóng nảy, bực bội, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần trong một thời
gian dài.
Cầu toàn và tham vọng
Tính trực giác trong mỗi INFJ
mạnh mẽ tới mức đôi khi họ sẽ bỏ ngoài tai những ý kiến đóng góp của người khác
và chỉ khăng khăng nghe theo con tim mình. Họ cũng là những người cầu toàn và
tham vọng, luôn tự hỏi xem bản thân đã đạt tới giới hạn của bản thân hay chưa.
Các INFJ không bao giờ cảm thấy là đủ, họ muốn không ngừng học hỏi và phát triển
bản thân, không bao giờ thỏa hiệp với “tôi” ở hiện tại. Và để đạt được điều đó,
những người thuộc nhóm tính cách INFJ sẽ đặt ra những quy định, nguyên tắc cho
chính bản thân mình.
Các INFJ là những bậc phụ
huynh rất kiên nhẫn, tận tụy và yêu thương con cái. Họ đặt kỳ vọng cao
vào những đứa trẻ, hướng chúng đạt tới những thành tựu cao nhất trong cuộc sống.
Họ có thể dành nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày để từng bước hướng dẫn con cái
hoàn thành một công việc nào đó. Nhưng cũng vì vậy mà đôi khi những phụ huynh
thuộc nhóm tính cách INFJ bị coi là khó tính và khắt khe.
Ở nơi làm việc, các nhiệm vụ
liên quan tới sáng tạo (đặc biệt khi công việc ấy cho phép họ làm việc một
mình) là nơi những người thuộc nhóm tính cách INFJ phát huy được tối đa thế mạnh
của mình. Là một người có kỹ năng đàm phán tốt và sự nhạy cảm với từng tiểu tiết
trong công việc, các INFJ cũng rất hợp với những công việc trong ngành dịch vụ.
Tuy vậy, do quá tập trung vào những chi tiết nhỏ mà các INFJ có thể lỡ mất bức
tranh toàn cảnh lớn hơn, quan trọng hơn; lỡ mất những kế hoạch dài hơi mà họ cần
chuẩn bị cho những năm sắp tới.
Những người nổi
tiếng mang tính cách INFJ:
●
Taylor
Swift
●
J. K.
Rowling
●
Cate
Blanchett
●
Nicole
Kidman
●
Hilary
Duff
●
Jeon
Wonwoo (SEVENTEEN)
●
Lee
Jihoon – Woozi (SEVENTEEN)
●
Xu
Minghao – THE8 (SEVENTEEN)
Điểm mạnh
Sáng tạo
Người che chở là những người
độc đáo và khác biệt, họ liên tục nắm bắt cơ hội để sáng tạo và thể hiện bản
thân theo hướng hoàn toàn mới. Ngoài ra, các INFJ cũng có tư duy cởi mở, sẵn
sàng bước ra khỏi vùng an toàn để tìm kiếm những hướng đi táo bạo hơn.
Sâu sắc
Những người thuộc nhóm tính
cách INFJ biết rằng vẻ ngoài có thể đánh lừa thị giác của con người. Vì vậy họ
ưu tiên đào sâu vào cốt lõi vấn đề để thấu hiểu sự việc và cũng để thấu hiểu những
người xung quanh hơn.
Có nguyên tắc
Các INFJ đặt niềm tin vào các
quy chuẩn, nguyên tắc, nhất là quy chuẩn về đạo đức. Khi thảo luận về một vấn đề
nào đó mà họ quan tâm, các INFJ sẽ truyền tải tới người nghe bằng tất cả niềm
tin và lý tưởng của mình một cách chân thành, thẳng thắn, như vậy họ sẽ thuyết
phục được kể cả những người cứng nhắc nhất.
Sống có đam mê
Những Người che chở khao khát
một cuộc sống ý nghĩa, sống có mục đích. Thay vì cứ để cuộc đời tự trôi tới đâu
hay tới đó thì các INFJ muốn sống với lý tưởng của riêng mình. Họ không mơ lớn
nhưng giấc mơ của họ gắn liền với những điều đẹp đẽ, quý giá mà họ luôn theo đuổi.
Hướng tới mục tiêu chung
Các INFJ không muốn chiến thắng
bằng cách hạ thấp đối thủ mà họ luôn suy nghĩ cho mục tiêu chung của tập thể. Họ
cũng không quá để ý tới việc lời nói và hành động của mình sẽ ảnh hưởng tới người
khác như thế nào, miễn là điều đó giúp họ đạt tới đích đến cuối cùng. Những người
thuộc nhóm tính cách INFJ góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, bắt đầu từ
những điều nhỏ bé và giản đơn nhất.
Điểm yếu
Nhạy cảm với những lời phê bình
Những Người che chở không ngại
bị phê bình, trừ khi có ai đó đả động tới những điều mà họ coi trọng, trân quý.
Khi INFJ đầu tư nhiều tâm trí và tâm huyết vào một ý tưởng, dự án hoặc mối quan
hệ, bất kỳ lời phê bình nào, dù nhỏ, cũng có thể tác động mạnh mẽ đến tâm lý của
họ.
Giấu kín nỗi lòng
Những người thuộc nhóm tính
cách INFJ đánh giá cao đức tính trung thực, nhưng khi gặp vấn đề thì họ lại chọn
cách giấu kín bởi không muốn người khác phải suy nghĩ và đau đầu vì họ. Tuy
nhiên, về lâu dài thói quen này sẽ khiến họ tự kiềm hãm sự phát triển của bản
thân cũng như dần tạo khoảng cách với những người xung quanh.
Cầu toàn
Người che chở sống theo chủ
nghĩa duy tâm, đó là một chủ nghĩa mang rất nhiều giá trị tuyệt vời, nhưng tuyệt
nhiên không có chỗ cho một cuộc sống lộn xộn. Các INFJ sẽ khó có thể trân trọng
công việc, cuộc sống cũng như các mối quan hệ của mình nếu họ cứ tiếp tục “vạch
lá tìm sâu” hay “đứng núi này trông núi nọ”. Thay vì tìm kiếm sự hoàn mỹ trong
vô vọng thì họ nên tìm điều thực sự phù hợp với bản thân mình.
Không thích những điều bình thường…
… bởi họ luôn tìm kiếm những
điều phi thường. Nhưng sự thật là rất khó để làm được những điều phi thường khi
bạn không bắt đầu từ những điều bình thường. Để đạt được những gì mình mong muốn,
các INFJ nên đặt mục tiêu và liệt kê ra những việc mình nên làm, cần làm và có
thể làm được, sau đó thực hiện mỗi ngày và từng bước tiến về phía trước.
Dễ bị kiệt sức
Là một người luôn theo đuổi
chủ nghĩa hoàn hảo, các INFJ dễ bị kiệt sức khi cố đạt được những giá trị hoàn
mỹ nhưng lại dè dặt không muốn nhờ người khác giúp đỡ khi gặp khó khăn. Những
Người che chở nên học cách cân bằng giữa việc giúp đỡ người khác và việc chăm
sóc bản thân cũng như nghỉ ngơi đúng lúc.
MỐI QUAN HỆ
Các INFJ có xu hướng tương đối
lý tưởng hóa và mong muốn mọi thứ thật hoàn hảo. Tuy nhiên điều này giống như
con dao hai lưỡi, vừa giúp họ tìm thấy người bạn đời lý tưởng nhưng cũng đồng
thời khiến mối quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng bởi tính cầu toàn của
các INFJ. Và nếu tới một ngày, khi căng thẳng lên tới đỉnh điểm và cả hai không
còn tiếng nói chung, thì người bạn ấy sẽ chọn cách rời đi để lại một INFJ lạc
lõng trong vô vọng kiếm tìm một tâm hồn đồng điệu hơn.
INFJ là một nhóm tính cách hiếm,
vì vậy đừng hy vọng rằng tất cả những người mà bạn làm quen đều sẵn sàng bước
vào và đắm chìm trong từng trang sách viết nên câu chuyện đời bạn. Mỗi người có
một cuộc sống, một quan điểm, và thật tệ khi phải gò ép bản thân chỉ để làm hài
lòng một ai đó.
INFJ tìm kiếm những người bạn
trung thành, có tấm lòng vị tha. Ngược lại cũng có rất nhiều người muốn kết bạn
với các INFJ bởi họ là những người nhạy bén và khôn ngoan, một “quân sư quạt
mo” vô cùng đắc lực những khi cần thiết.
Tóm lại, INFJ là những người ấm
áp và đáng tin cậy, đồng thời cũng rất sâu sắc. Họ luôn tìm kiếm và xây dựng
các mối quan hệ lâu dài, bền chặt, tuy nhiên với tính cầu toàn của mình thì những
người thuộc nhóm tính cách INFJ sẽ không quá dễ dàng tìm được một tâm hồn đồng
điệu.
INFJ trong tình yêu
Những Người che chở luôn tìm
kiếm sự thấu hiểu sâu sắc trong các mối quan hệ, và tình yêu cũng không ngoại lệ.
Tuy họ là những người có trí tưởng tượng phong phú, sinh động, nhưng các INFJ
chỉ có mục đích duy nhất là đi tìm tình yêu đích thực thay vì các mối
quan hệ qua đường không bền vững.
Nhiều người sẽ nghĩ những người
thuộc nhóm tính cách INFJ là người kén chọn bởi tiêu chuẩn và kỳ vọng của họ đối
với người yêu tương lai là rất cao. Các INFJ theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo nên họ
cũng mong muốn tìm được một nửa kia hoàn hảo. Điều tích cực là nếu Người che chở
biết cân bằng mong muốn của mình với tình hình thực tế thì chuyện tình của họ sẽ
là một cái kết ngọt ngào.
Những Người thuộc nhóm tính
cách INFJ luôn ưu ái sự hòa hợp về mặt tâm hồn về lâu về dài thay vì “yêu từ
cái nhìn đầu tiên”, điều này giúp các INFJ thấu hiểu người mình yêu và trân trọng
những giá trị cốt lõi quan trọng.
Luôn luôn nỗ lực
INFJ là những người vô cùng
chính trực, không muốn mọi người thuyết phục họ tin vào những gì họ không cho
là đúng, và thường bị thu hút bởi những người đánh giá cao họ.
“Các INFJ là mẫu người yêu ấm
áp, săn sóc, chân thành và biết thấu hiểu, họ luôn cố gắng vun đắp cho tình yêu
của mình bằng mọi cách.”
Những người thuộc nhóm INFJ
không nghĩ việc tìm được tình yêu đích thực là điều hiển nhiên, mà thay vào đó
là một quá trình không ngừng nghỉ để đạt được sự đồng điệu về mặt tâm hồn. Và
những nỗ lực đó sẽ giúp họ xây dựng được một tình yêu đẹp mà rất nhiều người ao
ước có được.
Sức mạnh của tình yêu
Tình yêu của các INFJ sâu sắc
tới mức không thể diễn tả bằng lời. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu,
các INFJ khiến nửa kia của họ cảm thấy được trân trọng và quan tâm hết mực.
Đối với Người che chở, tình
yêu là cơ hội để học hỏi và trưởng thành, không phải là cảm xúc nhất thời. Họ
muốn cùng người mình yêu vượt qua các khó khăn thử thách để phát triển một mối
quan hệ sâu sắc. Vì vậy, tình yêu của các INFJ không dành cho những người không
thể cam kết gắn bó lâu dài.
Trong thâm tâm, những người
thuộc nhóm tính cách INFJ khao khát một tình yêu sâu đậm, gắn kết cả về mặt thể
xác lẫn tâm hồn.
INFJ trong tình bạn
Người che chở thường không chấp
nhận những tình bạn hời hợt và nông cạn, ví dụ như mối quan hệ với đồng nghiệp
hoặc bạn bè trên lớp. Họ mong chờ một tình bạn đích thực, có ý nghĩa, mong chờ
những người bạn mà bên cạnh họ các INFJ có thể thỏa sức mơ mộng, được thấu hiểu
và được là chính mình. Vì vậy, vòng bạn bè của các INFJ có thể nhỏ nhưng đó đều
là những người bạn hết sức thân thuộc.
Những người thuộc nhóm tính
cách INFJ không thường thể hiện bản thân với đám đông, nhưng họ có thể “xõa” hết
mình khi được ở cạnh những người bạn thân, thỏa thích nói về sở thích, về đam
mê, về lý tưởng của mỗi người.
Tìm kiếm một trái tim đồng điệu
Các INFJ không chỉ kỳ vọng
cao ở bản thân mà còn ở bạn bè họ. Đối với họ, một người bạn đích thực sẽ cho
phép họ được làm chính mình, được thể hiện tất cả các mặt của bản thân. Ngoài
ra, các INFJ cũng muốn bạn bè đối xử với họ một cách trung thực và thẳng thắn,
nếu không những Người che chở sẽ lựa chọn “đường ai nấy đi” ngay lập tức.
Không chỉ vậy, những người
thuộc nhóm tính cách INFJ cũng mong chờ một người bạn có thể hỗ trợ khi cần và
tạo động lực để cùng nhau tiến bộ chứ không chỉ kết bạn cho vui. Các INFJ tin rằng
cách tốt nhất để duy trì tình bạn là cùng nhau vượt qua các thử thách trong cuộc
sống.
“Trong tình bạn, các INFJ
không chỉ tìm bạn cho có mà họ cần một người bạn đồng điệu về mặt tâm hồn để
chia sẻ đam mê và sở thích.”
Do tiêu chuẩn tìm bạn rất cao
nên các INFJ không có nhiều bạn thân. Trong trường hợp đó, các INFJ buộc phải lựa
chọn giữa việc cô đơn một mình hoặc chấp nhận những tình bạn không trọn vẹn do
không đáp ứng được kỳ vọng của họ.
Trung thành và trung thực
May mắn là những người thuộc
nhóm tính cách INFJ có khả năng gặp được những người bạn phù hợp, chỉ cần họ bỏ
chút công sức tìm kiếm và kết giao. Những người bạn đích thực có thể là một cá
nhân bất kỳ trong một đám đông, các INFJ hãy từ từ tiếp xúc và tìm hiểu, chia sẻ
nhiều hơn để không bỏ lỡ “định mệnh” của mình nhé!
Những Người che chở luôn ủng
hộ và chu đáo đối với bạn bè đến mức đôi khi chính bán thân họ cũng thấy ngạc
nhiên về sự nhiệt tình của mình. Và tuy là một người không thích thể hiện nhiều
trước đám đông nhưng các INFJ sẽ sẵn sàng bảo vệ bạn bè mình nếu họ cần giúp đỡ.
“Với sự ấm áp và nhiệt tình của
mình, những người thuộc nhóm tính cách INFJ sẵn sàng ủng hộ những nỗ lực của bạn
bè và giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.”
INFJ khi làm cha mẹ
Khi đã là cha mẹ, các INFJ biết
chính xác điều mình cần làm là nuôi dạy những đứa trẻ trở nên độc lập và toàn
diện về mọi mặt. Người che chở rất nghiêm túc trong việc định hình cách sống của
con cái họ và cho chúng được trải nghiệm những điều thú vị ngoài thế giới.
Làm cha mẹ là điều không dễ
dàng gì và đó cũng là điều mà không nhiều INFJ mong đợi. Bởi họ cho rằng mục
tiêu đáng theo đuổi nhất (và cũng là mục tiêu khó đạt được nhất) là tìm thấy niềm
vui giữa muôn vàn khó khăn thử thách khi nuôi dạy con cái. Việc trở thành cha mẹ
giúp các INFJ phát huy được điểm mạnh của mình, trong đó phải kể đến óc sáng tạo,
niềm đam mê và lòng tận tâm đối với những người mà họ yêu thương.
Hãy trở nên khác biệt
Là những người săn sóc và
trung thành, các INFJ luôn dành tất cả những gì tốt nhất cho con họ. Tuy nhiên
các bậc phụ huynh INFJ không hề dễ dãi, đôi khi họ sẽ khá khắt khe bởi họ luôn
hướng tới việc xây dựng nhân cách cho những đứa trẻ về lâu về dài (Ví dụ: Các
INFJ sẽ không chiều theo ý muốn hoặc dỗ con bằng bánh kẹo chỉ vì chúng đang hờn
dỗi).
Không có ai là hoàn hảo, kể cả
các bậc phụ huynh INFJ. Đôi khi họ có thể vô tình áp đặt con cái vào những tiêu
chuẩn cứng nhắc mà không nhận ra rằng những tiêu chuẩn đó không phù hợp với
giai đoạn phát triển hiện tại của đứa trẻ. Ví dụ, họ mong muốn con mình trở
thành một tấm gương mẫu mực và chính trực, luôn cư xử phải phép; hoặc muốn
chúng trở nên độc lập, sáng tạo, khác biệt. Nếu những đứa trẻ không có được những
đức tính như INFJ kỳ vọng thì họ sẽ hết sức thất vọng.
“Những Người che chở đôi khi
mong đợi quá nhiều ở con cái họ, khiến những đứa trẻ phải gánh chịu nhiều áp lực.”
Kỳ vọng của cha mẹ có thể vô
tình đẩy những đứa trẻ vào tâm trạng mâu thuẫn giữa việc phải phấn đấu nhiều
hơn và sự mệt mỏi khi kỳ vọng đó đối với chúng là quá sức. Khi bước vào lứa tuổi
vị thành niên, những đứa trẻ sẽ có thêm chút tâm tính “nổi loạn”, nảy sinh những
suy nghĩ đi ngược lại giá trị quan của cha mẹ chúng, và điều này có thể khiến
các bậc phụ huynh INFJ rất đau lòng.
Tin vào chính mình
Các cha mẹ INFJ muốn những đứa
trẻ lớn lên là những công dân tốt, biết phân biệt đúng sai, họ cũng khuyên nhủ
con cái biết đấu tranh cho những gì mình tin tưởng và yêu thương, ủng hộ những
đứa trẻ được là chính mình và sống đúng với bản ngã của chúng.
Các INFJ không có vấn đề gì với
việc những đứa trẻ lớn lên và không có những phẩm chất giống hệt như những gì họ
mong đợi. Những đứa trẻ cũng sẽ rất biết ơn cha mẹ vì đã cho chúng cơ hội để
phát triển độc lập và được làm những gì mình muốn.
LÀM SAO ĐỂ THÂN THIẾT VỚI INFJ?
INFJ là nhóm tính cách nổi bật
với đặc điểm: Đặt kỳ vọng rất cao vào đối tượng kết giao, chỉ kiếm tìm những mối
quan hệ có sự kết nối sâu sắc về mặt tâm hồn. INFJ tuyệt nhiên không chấp nhận
những mối quan hệ hời hợt, không cùng giá trị quan hoặc không trợ giúp họ về bất
kỳ khía cạnh nào trong cuộc sống.
Chính vì vậy, để trở thành một
mắt xích quan trọng trong vòng tròn quan hệ của INFJ thì bạn nên thực hiện 4 điều
sau:
●
Thảo
luận rõ về niềm tin và triết lý sống.
Bằng cách này, bạn sẽ nhanh chóng xây dựng được sự hiểu
biết sâu sắc với INFJ – điều mà nhóm tính cách này coi trọng nhất. Đừng quên
chia sẻ những cảm xúc và trải nghiệm riêng của bạn để cuộc trò chuyện thêm phần
ý nghĩa, từ đó tạo được “điểm chạm tâm hồn” với INFJ.
●
Chia sẻ
trải nghiệm nghệ thuật. Đa số các INFJ
đều có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật và
sáng tạo, vậy nên để tạo điểm kết nối, bạn hãy chủ động thảo luận hoặc mời INFJ
tham gia vào trải nghiệm nghệ thuật mà họ quan tâm. Trong quá trình này, nếu thấy
có ý tưởng hoặc tác phẩm nghệ thuật nào thu hút sự chú ý của họ, hãy thảo luận
chi tiết hơn để gia tăng sự hiểu biết giữa hai người.
●
Cùng
nhau đương đầu thách thức. Một mối quan
hệ không mang lại giá trị thực tế nào sẽ không
bao giờ được INFJ coi trọng. Bạn bắt buộc phải thể hiện rõ sự hiện diện của
mình khi INFJ đối mặt với khó khăn thách thức, nếu không sau mỗi biến cố, bạn sẽ
cảm nhận rõ sự lạnh nhạt mà INFJ dành cho mình.
●
Chân
thành và kiên nhẫn. Đôi khi bị tính trực
giác lấn át, INFJ sẽ bỏ ngoài tai ý kiến của người
khác, khăng khăng hành động theo con tim và dẫn tới những sai lầm đáng tiếc. Điều
bạn cần làm lúc này là tôn trọng góc nhìn của họ, song vẫn kiên nhẫn dùng lý lẽ
giúp họ nhìn nhận chính xác vấn đề để đưa ra các quyết định đúng đắn, tránh để
lại nuối tiếc sau này.
Thân thiết với INFJ có thể là
một thách thức lớn, bởi họ không chỉ cầu toàn mà còn đặt sự gắn kết sâu sắc về
mặt tâm hồn lên hàng đầu. Để phá vỡ lớp băng giữa những người quen xa lạ,
quan trọng nhất là bạn cần chủ động quan sát, trò chuyện để hiểu rõ INFJ và từ
từ đi vào trái tim của họ. Hãy tập trung chia sẻ những giá trị, đam mê và mục
tiêu dài hạn trong cuộc sống để thắt chặt sợi dây gắn kết với INFJ, từ đó mở ra
một mối quan hệ đậm tính tương hỗ, ý nghĩa và bền chặt trong tương lai.
CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP
Những người thuộc nhóm tính
cách INFJ mong muốn tìm được một công việc ý nghĩa, phù hợp với mơ ước và các
giá trị quan mà họ đang theo đuổi, đồng thời họ cũng không quá quan trọng vấn đề
tiền lương. May mắn là các INFJ có thể tìm được công việc như ý trong nhiều
lĩnh vực khác nhau vì họ là những người có sức sáng tạo và sự quyết tâm cao độ.
Tuy nhiên, các INFJ khó xác định
đâu được là công việc tốt nhất đối với mình, vì họ sẽ xem xét từng công việc và
suy xét từng viễn cảnh có thể xảy ra nếu mình ứng tuyển vào công việc đó, và mỗi
viễn cảnh lại có những điều thú vị riêng. Tuy nhiên tính cách “đứng núi này
trông núi nọ” đó sẽ khiến các INFJ có nguy cơ không hoàn thành bất cứ công việc
nào một cách trọn vẹn. Và khi phải bỏ lỡ điều gì thì họ lại cảm thấy vô cùng hối
tiếc.
Tìm kiếm mục tiêu
Các INFJ phù hợp nhất với những
nghề nghiệp cần sử dụng tới trực giác và có thể gắn kết, giúp đỡ người khác, ví
dụ như cố vấn, nhà trị liệu, nhà tâm lý học, nhân viên cộng đồng, giáo viên,
giáo viên yoga.
Trong ngành dịch vụ, Người
che chở ưa thích những công việc cho phép họ tương tác và xây dựng mối quan hệ
với khách hàng. Ngoài ra, các công việc liên quan đến sức khỏe như điều dưỡng,
vật lý trị liệu, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, châm cứu bấm huyệt cũng rất
phù hợp với Người che chở.
Các INFJ là những người nhiệt
tình trong giao tiếp, vì vậy không ngạc nhiên khi họ bị thu hút bởi công việc
viết sách, truyện, blog, kịch bản phim hoặc kịch bản game. Bên cạnh đó, nhiều
INFJ cũng lựa chọn công việc liên quan tới nghệ thuật hoặc sáng tạo nội dung
như âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật hoặc vẽ minh họa.
Những môi trường làm việc phi
lợi nhuận như bảo tàng, trung tâm bảo tồn thiên nhiên cũng có sức hấp dẫn đặc
biệt đối với các INFJ vì họ vốn là những người có tính cách thích giúp đỡ mọi người
và đóng góp cho cộng đồng. Nhưng kể cả khi làm việc ở môi trường đó thì Người
che chở cũng sẽ làm việc hết mình với 100% năng lượng và sức sáng tạo.
Mang trong mình sứ mệnh lớn lao
Những Người che chở rất linh
hoạt trong công việc, tuy nhiên cũng sẽ có một số nhiệm vụ mà họ khó có thể tiếp
thu, đặc biệt ở những môi trường yêu cầu tính độc lập, tự quyết, buộc nhân viên
phải tuân thủ một số quy định cứng nhắc, hoặc là những công việc mang tính lặp
đi lặp lại. Họ cũng không quá phù hợp với những công việc liên quan tới con số
như tài chính, kiểm toán, lập trình, phân tích dữ liệu – bởi đây không phải điểm
mạnh của họ.
Vì lý do đó, rất nhiều người
thuộc nhóm tính cách INFJ có xu hướng tìm kiếm những công việc thoải mái và
linh hoạt hơn, nơi mà sự sáng tạo và trí tưởng tượng của họ có đất dụng võ.
“Các INFJ sẽ cảm thấy ngột ngạt
khi không được làm những công việc cho phép họ tự do sáng tạo và tưởng tượng.”
Trên thực tế, những người thuộc
nhóm tính cách INFJ có thể làm việc tốt ở nhiều lĩnh vực, nhưng họ chỉ thực sự
hạnh phúc khi được làm những công việc mang tính độc lập. Họ khao khát có cơ hội
phát triển bản thân và giúp đỡ mọi người, và đó cũng là sứ mệnh mà họ mong mỏi.
Tuy vậy, dù lựa chọn con đường
sự nghiệp nào thì ý nghĩa của sự đóng góp trong công việc cũng là điều mà các
INFJ quan tâm nhất, thậm chí hơn cả thu nhập hay sự công nhận bởi cấp trên. Họ
cần đảm bảo rằng mình đang mang lại giá trị cho tập thể, giúp tổ chức và xã hội
ngày càng đi lên, đây là điều giúp những Người che chở trở thành những nhà lãnh
đạo bẩm sinh.
Dưới đây là các công việc phù
hợp với INFJ bạn có thể tham khảo:
●
Các công
việc liên quan đến tôn giáo
●
Bác sĩ/
Nha sĩ
●
Nhà tâm
lý học
●
Bác sĩ
tâm thần
●
Giáo viên
●
Nhiếp ảnh
●
Nhạc sĩ
●
Hoạ sĩ
●
Kiến trúc
sư
●
Nhà thiết
kế
●
Các lĩnh
vực liên quan đến chăm sóc sức khỏe
●
Lĩnh vực
công tác xã hội
THÓI QUEN NƠI CÔNG SỞ
Các INFJ có một số yêu cầu đối
với môi trường làm việc: Phù hợp với giá trị quan của họ, cho phép họ được giúp
đỡ người khác, đồng thời phát triển các kỹ năng của bản thân.
Bất cứ điều gì đi ngược lại với
lý tưởng của họ, buộc họ phải làm việc với những quy tắc vô nghĩa và đồng nghiệp
cứng nhắc đều sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất làm việc của các INFJ. Trong
công việc, những người thuộc nhóm tính cách INFJ tìm kiếm một môi trường làm việc
bình đẳng, bản thân họ cũng không muốn đặt mình ở vị trí cao hơn người khác.
INFJ khi là nhân viên
Các nhân viên INFJ coi trọng
sự độc lập trong công việc, thấu hiểu lẫn nhau và cùng hợp tác để phát triển,
vì vậy họ dễ bị thu hút bởi những cấp trên biết lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của
nhân viên cấp dưới.
“Người quản lý có giá trị
quan tương đồng, biết lắng nghe và khích lệ nhân viên cấp dưới sẽ là một người
cấp trên tuyệt vời đối với các INFJ.”
Những người thuộc nhóm tính
cách INFJ luôn nỗ lực làm việc chăm chỉ, tuy nhiên họ rất dễ bị tổn thương khi
đối mặt với lời phê bình, đặc biệt khi bị phê bình bởi những lý do không chính
đáng. Ngoài ra, những quy tắc cứng nhắc và nhiệm vụ lặp đi lặp lại mỗi ngày
cũng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến INFJ.
Tuy nhiên các INFJ cũng nên
hiểu rằng sẽ rất khó để tìm được môi trường làm việc lý tưởng, vì vậy Người che
chở nên học cách bao dung nếu cấp trên chưa đáp ứng được 100% mong muốn, kỳ vọng
của mình.
INFJ khi là đồng nghiệp
INFJ khá nổi tiếng ở nơi làm
việc và được đồng nghiệp kính trọng bởi tính cách xởi lởi, tốt bụng và đặc biệt
là năng lực làm việc tốt. Điểm mạnh của họ là nhìn ra được động lực của mỗi cá
nhân, cũng như có khả năng phân tích và tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề để
giải quyết triệt để.
Tuy nhiên, sự tốt bụng và
tinh thần bao dung hay giúp đỡ người khác của các INFJ có thể bị lợi dụng bởi một
số đồng nghiệp. Họ sẽ phải đánh đổi thời gian và công sức để gồng gánh công việc
của người khác, và về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả và hiệu suất công việc
của chính bản thân họ.
“Lòng tốt của những người thuộc
nhóm tính cách INFJ rất dễ bị lợi dụng trong môi trường công sở.”
Mặc dù được nhiều đồng nghiệp
quý mến nhưng tâm tư của các INFJ cũng rất kín đáo. Đa số thời gian họ sẽ muốn
thu mình lại, nhốt mình trong không gian riêng tư để tập trung giải quyết công
việc. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là INFJ đang tức giận hay thù ghét gì
ai, chỉ là họ đang cố gắng cân bằng giữa việc giúp đỡ người khác và đáp ứng những
mong muốn của chính bản thân họ.
INFJ khi là cấp trên
Dù là cấp trên nhưng các INFJ
không có xu hướng sử dụng quyền lực để quản lý nhân viên cấp dưới bởi họ tôn trọng
sự bình đẳng, không phân biệt trên dưới. Thay vì giám sát nhân viên mọi lúc mọi
nơi thì họ khuyến khích nhân viên độc lập trong công việc, cũng như thường
xuyên động viên cấp dưới để xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, tôn trọng
lẫn nhau.
“Không chỉ là một cấp trên tốt
bụng và công tâm, các INFJ còn rất giỏi trong việc tìm ra điểm mạnh trong công
việc của cấp dưới.”
Tuy nhiên điều đó không có
nghĩa là các INFJ có tiêu chuẩn thấp trong công việc. Họ công tâm trong việc
mong muốn tất cả cấp dưới đều đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản mà họ đưa ra. Các
cấp trên INFJ cũng hy vọng nhân viên của họ là những người nghiêm khắc, trung
thực, đáng tin cậy trong công việc. Họ cũng sẽ để ý nếu có cá nhân nào không
đáp ứng tiêu chuẩn, nhất là những tiêu chuẩn về mặt đạo đức. Ngược lại, đối với
những nhân viên có thái độ tốt trong công việc, các cấp trên INFJ sẽ không tiếc
lời khen ngợi và trao cho họ những quyền lợi xứng đáng.
SO SÁNH INFJ với INFP, ENFJ
Khi so sánh INFJ (Người
che chở) với những nhóm tính cách khác có sự tương đồng (INFP –
Người lý tưởng hoá, ENFJ – Người cho đi), bạn sẽ hiểu rõ hơn về đặc
tính của nhóm INFJ.
Điểm giống nhau
INFJ, INFP và ENFJ đều thuộc
nhóm NF bao gồm N (Trực giác) và F (Cảm xúc). Điều này khiến họ có sự nhạy cảm
và sâu sắc vô cùng khi đối mặt với mọi vấn đề trong cuộc sống. Các NF cũng rất
sáng tạo, giỏi giải mã cảm xúc của người khác và đề cao các mối quan hệ xã hội.
Khi đối chiếu INFJ với từng
nhóm INFP, ENFJ, chúng tôi nhận thấy giữa mỗi cặp sẽ có những điểm chung riêng
như sau:
●
INFJ và INFP: Tính trực
giác cao, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, coi trọng sự sâu sắc và thấu hiểu trong
các mối quan hệ, luôn cố gắng né tránh xung đột ở mức tối đa.
●
INFJ
và ENFJ: Đề cao tính kỷ luật và nguyên tắc trong công việc cũng như đời
sống hàng ngày, song đôi lúc vẫn có phần nổi loạn, hành động theo trực giác và
cảm xúc cá nhân.
Điểm khác nhau
Dù chỉ khác nhau ở một ký tự,
song dáng vẻ thực tế của ba nhóm này lại có sự khác biệt rõ rệt mà bạn có thể
thấy trong bảng dưới đây:
Đặc điểm |
INFP |
INFJ |
ENFJ |
Diễn giải chữ viết tắt |
I – Hướng nội N – Trực giác F – Cảm xúc P – Linh hoạt |
I – Hướng nội N – Trực giác F – Cảm xúc J – Nguyên tắc |
E – Hướng ngoại N – Trực giác F – Cảm xúc J – Nguyên tắc |
Cách tiếp cận thông tin |
Gần như dựa hoàn toàn vào |
Dựa nhiều vào trực giác, |
Thiên về cảm xúc cá nhân, |
Trong các mối quan hệ |
– Có thể làm bạn với tất cả – Trung thành, vị tha, luôn |
– Có xu hướng lý tưởng hóa, – Đặt tiêu chuẩn cao cho cả – Kỳ vọng vừa giúp đỡ được |
– Hòa đồng, dễ kết bạn – Có khả năng đối nhân xử – Thích giúp đỡ người khác, |
Trong công việc |
– Khao khát làm những công – Không thích môi trường |
– Tìm kiếm những công việc – Không phù hợp với môi trường |
– Có thể hoàn thành xuất sắc – Dễ bị chi phối bởi cảm |
Cả ba nhóm INFJ, INFP và ENFJ
đều sở hữu khả năng thấu hiểu và lòng đồng cảm mạnh mẽ. Tuy không giỏi bộc lộ cảm
xúc nhưng họ rất yêu việc kết nối với con người và luôn nỗ lực hết mình để cống
hiến cho xã hội.
Song bên cạnh đó, việc chênh
lệch giữa các chữ cái P (Linh hoạt) – J (Nguyên tắc), E (Hướng
ngoại) – I (Hướng nội) cũng đã phần nào phản ánh sự khác biệt trong
cách họ tiếp cận thông tin và ra quyết định cho những vấn đề trong cuộc sống.
Trong khi INFJ quá đỗi cầu
toàn và nguyên tắc thì INFP có phần mềm mỏng và linh hoạt hơn, ENFJ lại thiên
nhiều về cảm xúc và đặc biệt xuất chúng trong việc giao hòa các mối quan hệ xã
hội. Những điều này đã khiến cuộc sống và vòng tròn quan hệ của ba nhóm tuy có
sự giao thoa song vẫn rẽ hướng theo ba lối hoàn toàn riêng biệt, góp phần tạo
nên tính đa sắc của bức tranh thế gian muôn màu muôn vẻ.
LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CÁC INFJ
Kiểm soát trực giác
Không thể phủ nhận rằng, sự
nhạy cảm của thuộc tính N (Trực giác) và F (Cảm xúc) trợ giúp INFJ rất nhiều
trong quá trình khai thác tối đa tiềm năng và sức sáng tạo trong công việc. Tuy
nhiên, cảm xúc và trực giác quá mạnh cũng có thể là ngọn nguồn khiến INFJ đi tới
những quyết sách sai lầm.
Chính vì vậy, Người che chở cần
sử dụng thế mạnh của mình là J (Nguyên tắc) để kiềm chế lại N – F, từ đó nhìn
nhận mọi vấn đề một cách toàn diện và lý trí nhất để đưa ra các quyết định đúng
đắn.
Chấp nhận khuyết điểm của bản
thân và người khác
Tính cầu toàn vừa là điểm mạnh
song cũng là điểm yếu của Người che chở. INFJ cần học cách chấp nhận rằng vạn vật
trên thế gian đều không hoàn hảo, và con người cũng không nằm ngoài quy luật
này. Hãy đặt ra những mục tiêu và kỳ vọng hợp lý cho bản thân và người khác,
tìm kiếm sự cân bằng giữa đôi bên để đạt được sự bình yên và hạnh phúc trọn vẹn
trong tâm hồn.
Nhìn vào bức tranh tổng thể
Đôi khi, việc quá chú tâm vào
tiểu tiết có thể khiến INFJ quên mất bức tranh toàn cảnh và lãng phí thời gian
vào những điều không quan trọng.
Người che chở nên nhớ rằng,
“chi tiết” giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng, song “tổng thể” mới là kim chỉ nam kết
nối các yếu tố rời rạc, mang lại tầm nhìn chiến lược và hướng đi đúng đắn. Các
INFJ cần tập cho mình khả năng tư duy ở nhiều cấp bậc, từ bao quát đến chi tiết
để đưa ra những quyết định chính xác và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc
sống.
Mở rộng lòng với thế gian
Quá bận tâm tới cái nhìn của
người khác là nguyên nhân khiến các INFJ ngày càng khép kín và khó biểu đạt cảm
xúc, suy nghĩ của bản thân. Ngày qua ngày, Người che chở trở nên nhạy cảm hơn,
vô tình dựng nên bức tường vô hình với thế giới xung quanh và tự cô lập chính
mình.
Các INFJ nên nhớ rằng sức mạnh
của bạn nằm ở sự chân thành và sâu sắc, vậy nên sẽ thật vô nghĩa nếu bạn cứ mãi
kìm nén mọi cảm xúc, cố gắng chạy theo làm hài lòng tất cả mọi người.
Hãy dành thời gian để hiểu rõ
bản thân và tin tưởng vào giá trị độc đáo mà bạn mang lại. Khi bạn tự tin là
chính mình, bạn không chỉ tự do hơn, hạnh phúc hơn, mà còn tạo ra trường năng
lượng tích cực, thu hút được những mối quan hệ chất lượng để cùng nhau vươn xa
trên hành trình sống đầy gian truân thách thức.
Leave a Reply