Đẩy mạnh sản lượng (Ramp up) là gì? Cách hoạt động

Đẩy mạnh sản lượng (tiếng Anh: Ramp up) là sự gia tăng đáng kể về sản lượng của các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Việc đẩy mạnh sản lượng thường xảy ra khi nhu cầu được dự đoán là sắp tăng trong thời gian tới.

Ramp up là gì? Cách hoạt động - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: worknetdupage)

Ramp up

Khái niệm

Ramp up có thể tạm dịch là Đẩy mạnh sản lượng.

Ramp up là sự gia tăng đáng kể về sản lượng của các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Ramp up thường xảy ra khi dự đoán sự gia tăng về nhu cầu sắp xảy ra. 

Mặc dù hiện tượng này nhìn chung là một đặc điểm của các công ty nhỏ ở giai đoạn phát triển ban đầu, nó cũng có thể xảy ra ở các công ty lớn, khi họ tung ra các sản phẩm mới hoặc mở rộng hoạt động ở các khu vực mới.

Cần ramp up trong hoàn cảnh nào?

Đôi khi một công ty cần tăng cường sử dụng năng lực để đáp ứng nhu cầu gia tăng hoặc dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới. Ramp up thường đòi hỏi nhiều khoản chi phí đáng kể cho tài sản cố định như nhà xưởng và các thiết bị sản xuất, hay có thể là để nâng cấp công nghệ cũng như đầu tư vào việc thuê nhân viên để tăng doanh số hoặc sản xuất dự kiến. 

Do đó, một công ty thường chỉ cân nhắc Ramp up một khi có một mức độ chắc chắn về sự gia tăng của nhu cầu. Mặt khác, nếu nhu cầu dự kiến không thành hiện thực hoặc dưới mức dự kiến, công ty sẽ phải gánh chịu hàng tồn kho và công suất dư thừa.

Thuật ngữ ramp up cũng có thể được sử dụng trong trường hợp chi phí tăng nhiều hơn bình thường. Nếu một công ty tuyên bố rằng họ sẽ đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, họ cũng có thể nói rằng họ sẽ đẩy mạnh việc đầu tư vào thiết bị tự động hoá để hỗ trợ mở rộng công suất theo kế hoạch.

Tóm lại:

– Thuật ngữ ramp up đề cập tới sản lượng của một công ty tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu tăng hoặc dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới.

– Các công ty khởi nghiệp sẽ trải qua tình trạng này khi họ chuyển từ giai đoạn thử nghiệm sang giai đoạn bắt đầu sản xuất thường xuyên cho thị trường.

– Ramp up rất tốn kém và đòi hỏi phải đầu tư lượng vốn lớn vào thiết bị và công suất. Nếu nhu cầu không kéo dài hay ít hơn dự kiến, công ty có thể rơi vào tình trạng dư thừa hàng hoá, dịch vụ.

(Tài liệu tham khảo: Ramp up, Investopedia)


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *