BASE Jumping là biến thể của môn nhảy dù mang đến cảm giác mạnh tột cùng cho người tham gia chỉ trong vài giây. Nhưng người chơi BASE Jumping không nhảy từ máy bay mà từ những nóc cao ốc, cầu và vách đá (BASE là viết tắt
Và bất cứ ai háo hức muốn trải nghiệm cảm giác buông mình giữa không trung đều tìm đến Lauterbrunnen, ngôi làng được coi là “thánh địa” của dân chơi cảm giác mạnh với những vách đá cao ngất dựng đứng có đến 1.000m.
Tuy nhiên, nhiều dân địa phương không thấy vui vẻ chút nào mà còn coi môn thể thao chết người này là bệnh dịch của bầu trời. Đã có 28 người nhảy BASE mất mạng ở Lauterbrunnen, tai nạn được bàn tán nhiều nhất là trường hợp một người Pháp (chết tháng 6/2011) khi chiếc dù của anh không chịu bung ra.
Dominik Loyen là người gốc gác ở thành phố
Mùa hè là thời điểm cao trào của giới nhảy BASE ở Lauterbrunnen. Tại văn phòng thông tin du lịch, một poster viết: “Hãy tôn trọng các giới hạn của bạn”. Vừa sáng tinh mơ, đoàn nhảy BASE tất cả vác lên vai ba lô, mũ bảo hiểm và dù rồi cùng đi đến trạm cáp treo trong thung lũng. Một chiếc ôtô mui trần sẽ chở họ đến hai ngôi làng Murren và Winteregg trên núi. Sau một hồi trao đổi về địa hình, họ đi đến những địa điểm chuẩn bị nhảy – mang nhiều tên gọi khác nhau như là “Nose”, “High Ultimate” và “Via Ferrate”.
Người nhảy BASE mặc “wingsuit”, tức bộ áo đặc biệt trùm toàn bộ thân với những mặt cánh nằm dưới hai cánh tay và giữa đôi chân. Trang phục đặc biệt này tạo cho người nhảy sức đẩy tới (đà nhảy) trong không khí. Với hai cánh tay dang thẳng ra hai bên, họ đâm bổ xuống đáy thung lũng nằm hun hút bên dưới, trông tựa như con dơi khổng lồ – có lẽ vì thế mà dân địa phương còn gọi họ là “Người Dơi”.
Vách đá nơi thường diễn ra những cú nhảy BASE nằm sát ngôi làng. Vào lúc thời tiết tốt, người ta dễ dàng trông thấy những Người Dơi bay lơ lửng trên không. Ngay sát trạm xe là Trường tiểu học Stechelberg, nơi thấy rõ vách đá.
Vào đầu tháng 7 vừa qua, lúc học trò tổ chức liên hoan cuối năm học cũng là thời điểm bắt đầu của môn thể thao liều mạng BASE Jumping. Đó là khoảng thời gian tiết trời trong xanh quang đãng. Cô giáo Rahel Charrois cho biết lúc nào cũng xảy ra tai nạn chết người. Năm 2009, một nhóm học sinh tận mắt chứng kiến một người nhảy BASE rơi xuống đất chết ngay tại chỗ.
Lãnh đạo Trường Stechelberg rất lo lắng khi học trò thường xuyên nhìn thấy tính mạng con người bị coi rẻ như thế, thái độ phẫn nộ càng tăng trong ngôi làng Lauterbrunnen. Nông dân không ngớt than phiền việc người nhảy BASE hạ cánh xuống cánh đồng gây ảnh hưởng đến cây trồng của họ. Nhưng điều tồi tệ nhất là những cái chết oan uổng, như nông dân Mathias Feuz bộc bạch. Anh đã từng chứng kiến 7 tai nạn rợn người xảy ra ngay trên cánh đồng của mình.
Mặc dù vậy, dân nhảy BASE vẫn đeo đuổi môn thể thao này đến cùng bất chấp cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thậm chí, mới đây vào giữa tháng 9, họ còn tổ chức cuộc thi “world cup” dành cho sự kiện ngay tại thung lũng Lauterbrunnen ở dãy Alpes thơ mộng. Họ thành lập cả một trạm nho nhỏ ở gần trạm cáp treo, gọi là Căn cứ BASE.
Trong môn thể thao mạo hiểm này, bất cứ ai nhảy không đúng kỹ thuật, hay không phán định đúng sức gió, sẽ bị va người vào vách đá dẫn tới tử vong. Trong vòng 12 tháng qua, có 6 người nhảy BASE bị rơi xuống đất chết. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn không hề muốn cấm đoán môn thể thao, có lẽ bởi vì đây là một trong vài khu vực ở Thụy Sĩ thu hút du khách nước ngoài vào mùa hè đông hơn vào mùa đông cũng nhờ những người nhảy BASE.
Theo Peter Walchli, một quan chức địa phương, những người nhảy BASE hành động hợp pháp và không vi phạm bất cứ luật nào. Còn nông dân Mathias Feuz tức giận phát biểu: “Chính quyền không muốn cấm nhảy BASE bởi vì ngay đến cái chết của một người nhảy BASE cũng mang tiền bạc đến cho địa phương”. Mọi người đều kiếm được tiền từ trò thể thao liều mạng này – từ bác sĩ, đội cứu hộ vùng núi cho đến hệ thống khách sạn và nhà hàng ăn uống
Leave a Reply